Do các phân tử, nguyên tử của chất chuyển động hỗn độn không ngừng nên xảy ra hiện tượng A: gió thổi cuốn lá khô bay đi B: nước bay hơi từ ao, hồ C

By Faith

Do các phân tử, nguyên tử của chất chuyển động hỗn độn không ngừng nên xảy ra hiện tượng
A:
gió thổi cuốn lá khô bay đi
B:
nước bay hơi từ ao, hồ
C:
bụi tung lên khi xe cộ chạy qua
D:
khói bay lên từ ống khói nhà máy
2
Hiện tượng nào sau đây không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử, nguyên tử gây ra?
A:
Qủa bóng bay dù buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian
B:
Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước
C:
Đường tan vào nước
D:
Sự tạo thành gió
3
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên vào khối lượng của vật, cần phải xác định và so sánh nhiệt lượng thu vào của các vật có những đặc điểm nào dưới đây?
A:
Các vật cùng vật liệu và có khối lượng bằng nhau nhưng độ tăng nhiệt độ khác nhau.
B:
Các vật có khối lượng và độ tăng nhiệt độ khác nhau nhưng làm bằng các chất khác nhau.
C:
Các vật cùng khối lượng và có độ tăng nhiệt độ bằng nhau nhưng làm bằng vật liệu khác nhau.
D:
Các vật cùng vật liệu và có độ tăng nhiệt độ bằng nhau nhưng khối lượng khác nhau.
4
Đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp có tổng thể tích chỉ khoảng 95cm3 . Kết quả của thí nghiệm đó góp phần chứng minh rằng:
A:
Các phân tử, nguyên tử của các chất co lại khi tiếp xúc với nhau
B:
Các chất khác nhau khi tiếp xúc với nhau đều bị giảm thể tích
C:
Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất có kích thước rất nhỏ
D:
Giữa các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất có khoảng cách.
5
Ba chất lỏng A, B, C lần lượt ở nhiệt độ ban đầu tA , tB , tC . Sau khi trộn lẫn vào nhau thì nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là t, biết tC > t > tA , tB . Nhận xét đúng trong quá trình trao đổi nhiệt này:
A:
Vật C toả nhiệt, vật A và vật B thu nhiệt
B:
Vật A toả nhiệt, vật B và vật C thu nhiệt
C:
Vật B toả nhiệt, vật A và vật C thu nhiệt
D:
Vật A và vật B toả nhiệt, vật C thu nhiệt
6
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên vào chất làm nên vật, cần phải xác định và so sánh nhiệt lượng thu vào của các vật có những đặc điểm:
A:
cùng khối lượng và có độ tăng nhiệt độ bằng nhau nhưng làm bằng các chất khác nhau.
B:
có khối lượng và độ tăng nhiệt độ khác nhau nhưng làm cùng vật liệu.
C:
cùng vật liệu và có khối lượng bằng nhau nhưng có độ tăng nhiệt độ khác nhau.
D:
cùng vật liệu, có khối lượng và độ tăng nhiệt độ bằng nhau.
7
Một đồng tiền xu gồm 90% bạc và 10% đồng. Biết nhiệt dung riêng của bạc là 230J/kg.K ; của đồng là 380J/kg.K . Nhiệt dung riêng của đồng tiền này có giá trị:
A:
một giá trị khác.
B:
207J/kg.K
C:
245J/kg.K
D:
305J/kg.K
8
Nhận định nào sau đây không đúng khi so sánh về phân tử, nguyên tử của các chất khác nhau?
A:
Các phân tử, nguyên tử của bất cứ chất nào cũng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng
B:
Các phân tử, nguyên tử của các chất đều rất nhỏ bé, riêng biệt
C:
Giữa các phân tử, nguyên tử của bất cứ chất nào cũng có khoảng cách.
D:
Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên tất cả các chất đều giống hệt nhau
9
Thả ba miếng đồng, nhôm, sắt có cùng khối lượng và cùng được nung nóng tới 1000 C vào một cốc nước lạnh. Khi có cân bằng nhiệt xảy ra thì:
A:
nhiệt lượng của miếng đồng truyền cho nước là lớn nhất, rồi đến của miếng nhôm và của miếng sắt
B:
nhiệt lượng của miếng đồng truyền cho nước là lớn nhất, rồi đến của miếng sắt và của miếng nhôm
C:
nhiệt lượng của ba miếng truyền cho nước là như nhau.
D:
nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước là lớn nhất, rồi đến của miếng sắt và của miếng đồng
10
Bỏ hai thỏi kim loại khác nhau có cùng khối lượng, cùng nhiệt độ ban đầu t1 vào một cốc nước có nhiệt độ t2 (với t2 > t1 ). Khi có cân bằng nhiệt xảy ra, phát biểu sai là :
A:
nhiệt lượng của hai thỏi kim loại thu vào không bằng nhau
B:
nước thu nhiệt, hai thỏi kim loại tỏa nhiệt.
C:
tổng nhiệt lượng của hai thỏi kim loại thu vào bằng nhiệt lượng của nước tỏa ra
D:
nhiệt độ của nước và hai thỏi kim loại đều bằng nhau
11
Đối với không khí trong một phòng kín, khi nhiệt độ tăng chứng tỏ
A:
khối lượng không khí trong phòng tăng.
B:
vận tốc các phân tử không khí tăng.
C:
kích thước các phân tử không khí tăng.
D:
thể tích không khí trong phòng tăng.
12
Nhiệt lượng là
A:
đại lượng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
B:
đại lượng chỉ xuất hiện trong sự thực hiện công.
C:
một dạng năng lượng có đơn vị là Jun.
D:
phần nhiệt năng mà vật nhận được thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

0 bình luận về “Do các phân tử, nguyên tử của chất chuyển động hỗn độn không ngừng nên xảy ra hiện tượng A: gió thổi cuốn lá khô bay đi B: nước bay hơi từ ao, hồ C”

Viết một bình luận