Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái “(1)

By Raelynn

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….
…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.
…(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”
1. Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
2. Câu 2. Theo tác giả, Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm gì?
3. Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai từ tự hào và gieo hạt trong câu: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt…
4. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

0 bình luận về “Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái “(1)”

  1. 1, Các phương thức biểu đạt của đoạn trích: tự sự, miêu tả, nghị luận

    2, Theo tác giả, để đất nước và con người Việt nam phát triển về mọi mắt, bền vững, việc đầu tiên đó là phải làm cho văn hóa đọc sách của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách

    3,

    Từ “tự hào”: lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có

    Từ “gieo hạt” có nghĩa là ươm mầm, vun đắp tình yêu đọc sách cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ; lan tỏa sự tiếp xúc với sách của con trẻ từ nhỏ để chúng sớm đam mê đọc sách.

    4, Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ”. Thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt xây dựng và phát triển một đất nước, là thế hệ tương lai lãnh đạo đất nước. Để có thể thay đổi một quốc gia dân tộc cho phát triển, giàu đẹp hơn thì ta buộc phải làm điều đó từ thế hệ trẻ trước. Chỉ khi tác động tích cực được đến thế hệ trẻ, thì những điều tốt đẹp ấy mới nhanh chóng lan tỏa ra khắp cộng đồng, lãnh đạo đất nước ngày một phát triển và trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết.

    Trả lời

Viết một bình luận