Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạ

By Kennedy

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.
Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn
Câu 3: Tìm các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu in đậm.
Câu 4: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 5: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Câu 6: Chỉ ra nội dung chính của ngữ liệu trên.
Câu 7: Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em.

0 bình luận về “Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạ”

  1. Đáp án:

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1: Trích trong tác phẩm Tôi đi học, tác giả là Thanh Tịnh

    Thể loại: Truyện ngắn

    Câu 2: Tự sự ( kể lại ngày đầu đi học)

    Miêu tả ( Tả không khí, cảnh vật,… ngày hôm ấy)

    Biểu cảm (Biểu cảm gián tiếp: lòng tưng bừng rộn rã, lòng có sự thay đổi lớn,…)

    Câu 3: Câu nào in đậm vậy bạn? =)))

    Câu 4: Gợi lên cho em một hình ảnh thật đẹp, mùa thu, trời trong gió nhẹ, có những đám mây bàng bạc và những chiếc lá vàng rụng ngoài đường. Sự hồi tưởng của tác giả về ngày khai trường thật chính xác, thật đẹp khiến em cũng mơn man nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên của mình

    Câu 5: Biện pháp so sánh ( những cảm giác trong sáng ấy …… như mấy cành hoa tươi mỉm cười …..)

    => Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cảm, chuyển từ một cảm xúc khó tả, khó cảm nhận đến một hình ảnh thật đẹp và dễ hiểu, giúp người đọc, người nghe hiểu thêm về cảm xúc của tác giả. 

    Câu 6: nội dung chính: Nói lên không gian, thời gian và những hình ảnh đã gợi nhân vật tôi nhớ lại ngày đầu đi học, nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên của mình. Đồng thời, cũng cho thấy hình ảnh của buổi tựu trường đầu tiên trong kí ức nhân vật tôi và cảm xúc của cậu bé lúc ấy.  

    Câu 7: Mình nghĩ bạn nên tự viết theo ý bạn, còn nếu thực sự cần thì bình luận nha. Nếu được thì bạn đặt sang câu hỏi riêng để dễ được trả lời hơn. 

    CHÚC BẠN HỌC TỐT.

    Trả lời
  2. c1:

     đoạn văn trên trích trong văn bản: tôi đi học- thanh tịnh

    thể loại văn bản: truyện ngắn 

    c2:

    ptbđ chính của đoạn văn trên là : tự sự, miêu tả, biểu cảm

    c3:

     –Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa 

       CN1                  VN1                              CN2                             VN2                                     CN3

    tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng .

                   VN3

    Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên

                                                                                                         CN                      VN 

    con đường làng dài và hẹp.

    Cảnh vật chung quanh tôi/  đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi /

                 CN1                                   VN1                       CN2            VN2                                        CN3

    đi học

    VN3

    câu 5:

    – biện pháp so sánh: ….. nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi….

    – biện pháp nhân hóa: ……….hoa tươi mỉm cười giữa…..

    ⇒ tác dụng: Gợi hình, bày tỏ  niềm vui sướng của nhân vật tôi .

    câu 6:

    nội dung chính: bày tỏ cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi

    Trả lời

Viết một bình luận