Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: HỎI Tôi hỏi đất: – Đất sống với nhau như thế nào?

By Gabriella

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
HỎI
Tôi hỏi đất:
– Đất sống với nhau như thế nào?
-Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước – Nước sống với nhau như thể nào?
– Chung tôi làm đẩy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
-Có sống với nhau như thể nào?
Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời Tôi hỏi người:
– Người sống với nhau như thể nào?
Tôi hỏi người:
Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người
Người sống với nhau như thể nào?
(Hữu Thịnh)
Cầu 1: Phong cách ngôn ngữ của và thể thơ của văn bản trên. (0,5 diểm)
Câu 2: Trong bài thơ trên, kiêu cầu nào được sử dụng nhiều nhất ? Tác giá đã hướng đến những đối tượng cụ thể nào ? (0,5 điểm)
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về lối sống “tôn cao nhau” của đất, “làm đẩy nhau” của nước và đan vào nhau” của có ? (1,0 diểm)
Câu 4: Ý nghĩa nhan đề “Hỏi”?

0 bình luận về “Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: HỎI Tôi hỏi đất: – Đất sống với nhau như thế nào?”

  1. Câu 1

    PCNN: Nghệ thuật

    – thể thơ: tự do

    Câu 2

    Trong bài tho trên, câu nghi vấn nào đưoc sử dụng nhiều nhất

    – Tác giá đã hướng đến những đối tượng: đất, nước, cỏ và đặc biệt là con người

    Câu 3

    Lối sống của đất, cỏ, nước là biểu hiện của sự đoàn kết, gắn bó với nhau để làm nên một khối thống nhất và vững mạnh, cũng là để cuộc sống của mỗi cá nhân được mở rộng phạm vi mà trở nên phong phú, lớn lao hơn, bồi đắp, nâng đỡ, đề cao nhau để giúp nhau khẳng định sự tồn tại của cá nhân mình.

    Câu 4

    Nhan đề bài thơ gợi lên sự băn khoăn, day dứt của tác giả về lối sống của con người trước cuộc đời; trong mối quan hệ giữa con người với con người. 

    Trả lời
  2. @Minz

    $1$ Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật & thể thơ: tự do

    $2$

    – Câu nghi vấn được sử dụng nhiều nhất

    – Những đối tượng:

     +) Nước

     +) Đất

     +) Con người

    $3$

    Muôn vật trên thế gian đều có linh hồn, sinh ra cũng đều có sứ mệnh riêng. Mỗi giống loài mỗi khác, có những nét đặc biệt riêng, lối sống riêng nhưng đều mang một ý nghĩa được tồn tại, được sống, được cảm nhận. Đề cập đến con người, lối sống cách nghĩ của mỗi cá nhân là khác nhau. Càng nhiều tuổi, trải qua nhiều chuyện tầm nhìn sẽ rộng hơn, cách nghĩ sẽ vị tha hơn, lối sống và cách đối nhân xử thế sẽ đúng với đạo làm người hơn. Những câu văn ngắn gọn tưởng chừng như đơn giản của ông- Hữu Thỉnh nhưng lại ẩn chứ những ý nghĩa đặc biệt, trưởng thành của một người đã trải qua vô vàn sự đời. Với những kinh nghiệm lâu năm của ông, chỉ vọn vẹn những câu thơ này, ông đã đem lại cho người ta bài học để đời, cách sống giữa người với người. 

       Trong 2 câu thơ đầu: 

    Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào?

              – Chúng tôi tôn cao nhau!

    Tôi hỏi nước: Nước sống với nhau như thế nào?

              – Chúng tôi làm đầy nhau!

            Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với nhau như thế nào?

              – Chúng tôi đan vào nhau!

              Làm nên những chân trời.

         Những câu thơ ngắn gọn, theo phong cách trực tiếp đi thẳng vào vấn đề, không giống như ý nghĩa sâu xa, mang nhiều hàm ý của nó. Mỗi câu thơ có phong thái giản dị, đi vào lòng người, tuy ngắn nhưng không khô khan, khi đọc khiến người ta phải tự ngẫm lại mình. Các câu thơ độc lập tưỏng như không có sự liên kết nhưng không, chúng liên kết với nhau để nói đến cách sống của con người nên như thế nào. Mỗi câu nói đến một cách mà con người nên sống với nhau, các câu thơ theo kiểu cách đa giọng điệu, đa cách nhìn về nhiều vấn đề khác nhau qua lời “đất-nước-cỏ”. 

        Nói đến 2 câu thơ đầu: 

    Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào?

              – Chúng tôi tôn cao nhau!

         Đất là thứ được tác giả đề cập đến đầu tiên, tại sao trong ba sự vật nước, cỏ và đất tác giả lại chọn đất đầu tiên trong khi vẫn có thể thay đổi vị trí vì các câu thơ mang tính chất độc lập? Có phải do đất gần gũi và thân thuộc với con người nhất, gắn bó với con người từ bao đời nay? Nói vậy không phải nói nước hay cỏ không cần thiết mà là nói đến sự quan trọng, gần gũi cho đất đối với người. Đất được ví như một thư thiêng liêng, cao quý? Phải chăng đất quan trọng với con người giống như gốc rất quan trọng với cây? Tác giả Hữu Thỉnh đã lĩnh ngộ một cách sâu sắc để nói về cách sống giữa người với người qua đất. “Tôn cao” (nhau) là nâng đỡ,  tôn cao là không dấm đạp nhau, hạ thấp nhau, là hướng về những thứ tươi đẹp, thuần khiết và trong sáng về tình cảm giữa người với người. Đơn giản chỉ muốn giúp đỡ nhau, không có tính toán. Sống với nhau bằng thứ tình cảm gắn bó, đáng để trân trọng. 

         Qua những câu trả lời của đất, nước, cỏ đã gửi gắm bài học về thế giới người: con người cần sống tôn trọng, thân ái và gần gũi, nhân văn hơn với nhau. Điều này đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại đang ngày càng bị cuốn trôi bởi những thứ công nghệ hiện đại, con người sống xa cách và có phần vô cảm, lạnh lùng với nhau.

    $4$

    – Nhan đề: Hỏi là hoài nghi, thắc mắc, muốn tìm lời giải đáp. Với Hữu Thỉnh, hỏi là cách tác giả muốn đối thoại về lối sống của con người, vật vã, trăn trở cho lối sống của con người hiện đại

    Trả lời

Viết một bình luận