Em hãy tả đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em biết

By Reese

Em hãy tả đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em biết

0 bình luận về “Em hãy tả đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em biết”

  1. @Chaunguyen

    Bài làm :

       Trong một lần đi vào viện bảo tàng Nam Bộ , em bắt gặp chiếc khăn rằn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt – một kỉ vật vô giá của nơi đây . 

       Sáng hôm ấy , em thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho chuyến đi này . Em vệ sinh cá nhân , ăn sáng rồi lấy đồ dùng cần thiết và nhờ bố đưa đến trường . Tại đây , có rất nhiều chiếc xe du lịch được nhà tường thuê để đưa chúng em đi chơi . Đúng 5 giờ 30 phút thì cả đoàn xuất phát . Sau một thời gian di chuyển , cuối cùng chúng em cũng đã đến nơi

      Sau khi xuống xe , cả trường chia làm rất nhiều nhóm đi tham quan bảo tàng . Trong một gian phòng lớn , nơi có rất nhiều hộp kính cất giữu các kỉ vật , em đã nhìn thấy một chiếc khăn có chiều ngang chừng 0,6 mét ; chiều dài khoảng 1,2 mét .  Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm với nền  màu trắng tinh .  Hai bên đầu khăn có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn . Do đã được làm từ rất lâu nên nền khăn đã có những vết sờn bạc . Nghe cô hướng dẫn viên kể , em mới biết rằng : ”  Chiếc khăn này là bạn đồng hành vô cùng thân thiết của mẹ Trần Thị Lướt . Nó đã giúp mẹ  giữ ấm vào mùa đồng, che nắng, thấm mổ hôi vào mùa hè . Chiếc khăn này cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng Mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch . Không những vậy , khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam . ” Lúc đó , em cảm thấy quý chiếc khăn rất nhiều .

      Tuy mẹ Trần Thị Lướt đã hi sinh nhưng chiếc khăn vẫn còn .  Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà bảo tàng đang cất giữ . Qua đó , em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam . Em rất thích chiếc khăn đó .   

    Trả lời
  2. Một sáng chủ nhật, em được bố dẫn đi thăm Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở số 1 phố Tràng Tiền, ngay phía sau nhà hát lớn thành phố Hà Nội. Nơi đây lưu trữ và trưng bày rất nhiều hiện vật cùng những tài liệu quý báu về các thời kì phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm qua. Phần trưng bày hiện vật giai đoạn dựng nước của mười tám vị vua Hùng cho đến giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước của các vua Trần thực sự hấp dẫn người xem. Trong hàng ngàn hiện vật, em thích nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn có độ tuổi hơn 3000 năm. Đây là một báu vật chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, chứng minh rằng nền văn minh và truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời.

    Trống đồng này được gọi là “trống đồng Đông Sơn” vì nó được phát hiện ở khu di tích Đông Sơn, Thanh Hóa- một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Thời ấy, con người đã chế tác được những dụng cụ bằng sắt, bằng đồng, rất tinh xảo từ những khuôn đúc làm từ đất sét. Chất liệu của trống là đồng thau. Chiếc trống chiều cao khoảng 60 cm. Đường kính to bằng chiếc mâm. Thân trống hình trụ, thắt lại ở giữa, Có hai tay cầm ở hai bên. Mặt trống khắc hình mặt trời, hình người, hình chim và thú, xung quanh là hoa văn trang trí rất đẹp. Bố em giải thích rằng những nghệ nhân đúc đồng đã dùng mặt trống để thể hiện phần nào cuộc sống của người Việt thời xưa.

    Tổ tiên của chúng ta thường dùng trống đồng trong dịp tế lễ, hội hè trang trọng. Một nhóm từ hai đến ba người, mỗi người lắm chắc một khúc tre hoặc gỗ khá dài, dộng mạnh xuống trống gọi là đâm trống. Tiếng trống đồng vang ngân rất xa, gợi cảm xúc thiêng liêng bởi nó giống như linh hồn của tổ tiên, sông núi bao đời vọng lại. Hằng năm, vào dịp giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch, trong lễ hội vẫn còn giữ các hoạt động vui chơi cổ truyền như hát xoan, đâm trống đồng… để ca ngợi sự hưng thịnh của dòng giống Lạc Hồng và nhắc nhở người dân Việt Nam đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Ngày nay, chiếc trống đồng là một di tích ghi lại dấu ấn lịch sử để con cháu hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc.

    Ngắm chiếc trống đồng Đông Sơn in dấu thời gian, em thấy tự hào về dân tộc Việt Nam, về nền văn hóa, văn minh có từ rất sớm của đất nước mình. Em mong sao trống đồng sẽ được bảo tồn đến muôn đời sau.

    Trả lời

Viết một bình luận