Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 12-15 câu) trình bày cảm nhận của em về bài ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”.

By Caroline

Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 12-15 câu) trình bày cảm nhận của em về bài ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”.

0 bình luận về “Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 12-15 câu) trình bày cảm nhận của em về bài ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”.”

  1. Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ “ngó lên”, “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chí sự thành kính, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước – những lớp người đã tạo ra và giữ yên mái ngói yên bình của ngòi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó nhưng nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bây nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ… Nhưng trong thực tế, cùng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà.
     
    Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thế. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ. Bài ca dao ngắn gọn, giản dị nhưng xiết bao cảm động.

    Trả lời
  2. Ngó lên nuộc lạt mái nhà
    Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

    Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ “ngó lên”, “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chí sự thành kính, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước – những lớp người đã tạo ra và giữ yên mái ngói yên bình của ngòi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó nhưng nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bây nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ… Nhưng trong thực tế, cùng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà.
     
    Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thế. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ. Bài ca dao ngắn gọn, giản dị nhưng xiết bao cảm động.

    Trả lời

Viết một bình luận