Em hiểu như thế nào về nội dung nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân do nhân dân vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của

By Liliana

Em hiểu như thế nào về nội dung nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân do nhân dân vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

0 bình luận về “Em hiểu như thế nào về nội dung nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân do nhân dân vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của”

  1. Nhà nước pháp quyền, với tính chất là cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội, không những được xây dựng ở chế độ tư bản mà còn được xây dựng ở chế độ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trong nhận thức lý luận cũng như trong thực tiễn, có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

    – Ngoài các giá trị phổ biến, nhà nước pháp quyền còn bao hàm các giá trị đặc thù. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này, về thực chất, là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, tâm lý xã hội và môi trường địa lý của mỗi dân tộc. Chúng không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền. Việc thừa nhận tính đặc thù của nhà nước pháp quyền có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng. Với ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù; vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa là giá trị riêng của mỗi dân tộc, quốc gia. Do vậy, không thể có một nhà nước pháp quyền như một mô hình chung, thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc, tùy thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp

    Trả lời
  2. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng là bước đột phá trong đổi mới tư duy chính trị của Đảng ta, đánh một dấu mốc quan trọng trong đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới Nhà nước ở nước ta nói riêng.

    Trả lời

Viết một bình luận