Em hiểu thế nào về ba câu thơ (Gạch ý cũng được, không bắt buộc viết đoạn) “Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát”

By Adalynn

Em hiểu thế nào về ba câu thơ (Gạch ý cũng được, không bắt buộc viết đoạn)
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”

0 bình luận về “Em hiểu thế nào về ba câu thơ (Gạch ý cũng được, không bắt buộc viết đoạn) “Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát””

  1.                                Người đồng mình yêu lắm con ơi

    Câu thơ dùng lối biểu cảm trực tiếp, có vai trò khái quát cảm xúc của nhân vật trữ tình dành cho người dâm quê hương mình. Các câu còn lại của khổ thơ đã chứng minh điều đó

                                   Đan lờ cài nan hoa 

                                   Vách nhà ken câu hát

    Cuộc sống của người dân nơi đây vốn rất khó khăn, vất vả, họ phải tự cấp tự túc (họ gia tăng sản xuất, làm được thứ gì thì hưởng thứ đó). Họ phải đan những dụng cụ để đánh bắt cá (Đan lờ), đem những dụng cụ đó ra đặt ở sông, ở suối, cá tôm chui vào mà không ra được, vậy là bữa cơm gia đình được cải thiện. Hình ảnh đan lờ cài nan hoa gợi tâm hồn lạc quan, bay bổng lãng mạn của người đồng mình. Ngôi nhà – tổ ấm của họ cũng được dựng nên bằng đôi bàn tay, mồ hôi công sức của người lao động, họ không có tiền để thuê người làm mà họ tự làm bằng sự cần cù, bền bỉ khéo léo của chính mình. Công việc vất vả, thậm chí được coi là lớn nhất của cuộc đời con người…Ngôi nhà được dựng lên không chỉ bằng gỗ, tre, nứa,… mà từng bức vách còn được đan cài vào đó âm thanh của tiếng hát, những làn điệu hát then, hát si, hát lượn. Những làn điệu dân ca làm nên bản sắc riêng của những con người dân tộc thiểu số vùng núi. Với việc sử dụng một loạt động từ: đan, cài, ken không chỉ gợi tả công việc của người dân nơi đây mà hơn thế thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để tạo nên một cộng đồng ngày càng vững mạnh, đó là phẩm chất cao đẹp của người đồng mình, rất đáng ngợi ca, trân trọng.

    Trả lời
  2.    – Quê hương với cuộc sống lao động, với thiên nhiên tươi đẹp, tình nghĩa đã nuôi dưỡng con trưởng thành:

    ” Người đồng mình yêu lắm con ơi

      Đan lờ cài nan hoa

      Vách nhà ken câu hát “.

    + Quê hương hiện ra qua hình ảnh của ” Người đồng mình “. Nói với con về những người đồng mình, nhà thơ như đang giới thiệu ân cần đây là những người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương. Cách biểu cảm trực tiếp ” yêu lắm ” cùng hô ngữ ” con ơi ” đã khiến lời thơ càng trở nên thiết tha, trìu mến thể hiện sâu sắc tình cảm yêu mến, trân trọng những con người quê hương.

    + ” Người đồng mình ” là những con người đáng yêu, đáng quý: ” Đan lời cài nan hoa / Vách nhà ken câu hát “. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp: Những nan nứa, nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành ” nan hoa “. Vách nhà không chỉ ken bằng che, bằng gỗ mà còn được ken bằng những câu hát si, hát lượn, những tiếng khèn lá, khèn môi…

    + Các động từ cài, ken vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo vừa gợi sự gắn bó, quấn quýt của những con người quê hương trong cuộc sống lao động.

    – Cái yêu lắm của người đồng mình là gì nếu không phải là cốt cách tài hoa, là tinh thần vui sống ? Phải chăng, ẩn chứa bên trong cái dáng vẻ thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao ?

    #Chúc bạn học tốt !

    Trả lời

Viết một bình luận