Em hiểuNhư thế nào về nguyên lý giáo dục.: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản suất, nhà trường gắn liền với xã hội?

By Abigail

Em hiểuNhư thế nào về nguyên lý giáo dục.: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản suất, nhà trường gắn liền với xã hội?

0 bình luận về “Em hiểuNhư thế nào về nguyên lý giáo dục.: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản suất, nhà trường gắn liền với xã hội?”

  1. * Nguyên lý giáo dục : ” Học đi đôi với hành “

    – Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tiếp xúc với kiến thức mới, kĩ năng mới, bổ sung trau dồi kiến thức nâng cao từ các kiến thức cơ bản mà ta đã có .

    – Hành là: quá trình vận dụng áp dụng các kiến thức có sẵn hay học hỏi được bằng những hành động đem lại sản phẩm thực tế.

    – Học đi đôi với hành là 1 phương pháp học tập không thể tách rời. Học không chỉ nhằm mục đích nắm vững lý thuyết, mà điều quan trọng là phải tiếp thu được kinh nghiệm của loài người, biến chúng thành nhận thức, thành kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ của mình. Cho nên, học phải đi đôi với hành . Mặc khác học đi đôi với hành mới kiểm nghiệm được tính đúng, sai  và giá trị đích thực của tri thức đã được tiếp nhận.

    * Nguyên lý giáo dục : ” Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”

    –  Lao động sản xuất là hoạt động cơ bản của thực tiễn. Nó là nguồn gốc, động lực nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý. Vì vậy giáo dục phải kết hợp với lao động và sản xuất.

    * Nguyên lý : ” Nhà trường gắn liền với xã hội”

    – Để đáp ứng được nhu cầu của người học, của xã hội.

    Trả lời
  2. “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”

    Em hiểu nguyên lí giáo dục này như sau: Đây là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.

    Học luôn đi đôi với hành: Nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.

    Trả lời

Viết một bình luận