Em thường đọc sách nào? Giải thích vì sao em thích sách đó (Làm bài văn nghị luận giải thích)

By Everleigh

Em thường đọc sách nào? Giải thích vì sao em thích sách đó (Làm bài văn nghị luận giải thích)

0 bình luận về “Em thường đọc sách nào? Giải thích vì sao em thích sách đó (Làm bài văn nghị luận giải thích)”

  1. Từ nhỏ tôi đã rất thích đọc sách bởi tôi nhận ra sách là một người bạn vô cùng hữu ích mà chỉ cần có người bạn ấy bên cạnh, không lúc nào tôi cảm thấy sự cô đơn. Loại sách mà tôi hay đọc và đã gắn bó với tôi từ những ngày đầu tiên tôi đến với sách đó là sách văn học.

    Ngày còn bé, tôi được mẹ cho đi siêu thị sách ở gần nhà và được mẹ mua cho cuốn sách đầu tiên là: “Dế Mèn phưu lưu kí” của Tô Hoài- một cuốn sách thuộc thể loại văn học. Tôi bị ấn tượng ngay bởi sự sinh động của những nhân vật đặc biệt trong truyện, rồi đến những cuộc phưu lưu mạo hiểm mà kịch tính, những bài học vô cùng giản dị, dễ hiểu mà ý nghĩa. Tôi yêu ngay cái cảm giác được đắm mình trong thế giới của nhân vật, được cùng vui, cùng khóc, cùng sống với nhân vật. Từng sự việc trong truyện, tình huống kịch tính đều trở nên vô cùng hấp dẫn đối với tôi. Từ đó tôi mê sách văn học!

    Sau đó tôi bắt đầu đọc tiểu thuyết văn học bởi trong đó chứa đựng tất cả những bộn bề của cuộc sống mọi thời đại. Lúc còn nhỏ, tôi hay tìm văn học Việt Nam để đọc cho gần gũi, nhờ đó mà tôi hiểu được rất nhiều điều về bối cảnh lịch sử, con người, đất nước mình vào nhiều thời gian lịch sử khác nhau. Lớn hơn một chút, tôi tìm đến những tiểu thuyết kinh điển của nước ngoài. Tôi có thể hình dung ra những con người ở những xứ sở khác nhau trong cùng một biến chuyển lịch sử họ có sự khác nhau như thế nào thông qua những cuốn tiểu thuyết ấy. Và điều đặc biệt mà tôi thích nhất ở những cuốn tiểu thuyết ấy ở nó chứa đựng gần như một thế giới nhỏ mà lại vô cùng nhiều những thông điệp về cuộc sống nhân văn. Những nhân vật hiện lên đều mang trong mình những thông điệp nhất định tác động vào người đọc khiến cho họ có những suy nghĩ tích cực và tốt hơn về cuộc sống.

    Ngoài tiểu thuyết, đôi khi tôi cũng có đọc một số tản văn hay sách kĩ năng nhưng chúng không cho tôi nhiều cảm xúc như tiểu thuyết. Tản văn cho tôi những cảm xúc man mác, dễ chịu về những suy nghĩ của một tâm hồn nhạy cảm, như làn gió thoảng qua thanh lọc tâm hồn mình, sách kĩ năng cổ vũ tinh thần tôi, giúp tôi suy nghĩ logic và tích cực hơn về bản thân và về cuộc sống nhưng tiểu thuyết không chỉ cho tôi những cảm xúc, sự thú vị mà còn cho tôi những suy nghĩ về nhiều mặt trong đời sống xã hội; về xấu- tốt, tình cảm giữa con người với con người, những triết lí nhân sinh mà nhà văn đặt ra cho đứa con tinh thần của mình. Một tác phẩm tiểu thuyết thực sự có sức sống không phải một thời gian mà là qua thời gian trở thành viên ngọc càng mài càng sáng bởi nó chứa đựng nhiều những chiều sâu triết lí mà vẫn còn nguyên giá trị qua bao nhiêu thời đại, những vấn đề mang ý nghĩa nhân loại mà con người ta không bao giờ phủ nhận. Hơn nữa, tôi tin rằng giá trị của mỗi cuốn tiểu thuyết đều chưa được khai phá hết và cần đến bạn đọc cùng thời gian tiếp tục đi tìm những bí ấn đằng sau câu chữ và hình thức nghệ thuật mà nhà văn xếp đặt. Đọc tiểu thuyết không chỉ là cách mà ta có thể tìm hiểu về cuộc sống rộng lớn mà còn là cách mà ta tìm hiểu về chính con người. Chính sự hiểu đó sẽ là hành trang cho con đường rèn luyện bản thân của ta sau này. Tuy vậy, cũng cần hiểu rằng đọc tiểu thuyết không phải để giải trí nên cần chọn để đọc đồng thời học khó suy nghĩ và giải nghĩa những hàm ý trong tác phẩm.

    Sách là một phần của cuộc sống tôi, nếu không có sách, tôi tin cuộc đời mình sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt thậm chí tầm hiểu biết sẽ trở nên nông cạn. Và tôi tin rằng tiểu thuyết sẽ là loại sách mà tôi tin tưởng theo đọc cho dù là trong thời điểm nào của cuộc đời.

    Trả lời
  2. Sống nội tâm và hay khép mình, tôi thường thích đọc tản văn. Những câu chữ như dòng chảy cảm xúc rất thành thật mà giản dị, tưởng như tôi có thể bắt mình vào mạch chảy ấy mà ngẫm nghĩ và quay trở về lòng mình để hiểu hồn mình. Chúng cho tôi cảm giác bình yên thay vì dữ dội, kịch tính.

    Tản văn là một trong các thể loại văn học. Theo sự phát triển của văn học, ý nghĩa và phạm vi của tản văn ngày càng biến đổi không ngừng. Tản văn hiện đại ngoài các tác phẩm thể loại văn học như thơ, ca, kịch, tiểu thuyết… còn bao gồm các thể loại khác như tạp văn, tiểu phẩm, tùy bút, truyền kí, du (lịch) kí, những chuyện kể tai nghe mắt thấy, hồi ký, báo cáo văn học. Gọi là “tản văn” vì thể loại này có hình thức đa dạng, đề tài rộng rãi, phong phú, không bị sự hạn chế của thời gian và không gian. Cách viết không câu nệ, có thể trần thuật lại diễn biến sự việc, cũng có thể miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật gửi gắm tình cảm, phát biểu quan điểm; hơn nữa tác giả còn có thể dựa vào nội dung cần viết mà tự do điều chỉnh, biến hóa tùy ý. Mang ý nghĩa sâu sắc thâm thúy, giàu tính trữ tình, cảm xúc chân thành… Ngôn từ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích… Thể hiện cảm nhận của tác giả về cuộc sống xung quanh.

    Không giống như những truyện trinh thám, tiểu thuyết trường, tản văn cho tôi cảm giác nhẹ nhàng mà thanh thản trong tâm hồn. Cảm giác tôi như chìm đắm vào thế giới cảm xúc của tác giả, mà lắng hồn mình lại để nghe nhìn và thấu cảm về cuộc đời. Tản văn như những dòng suối mát trôi chảy qua tâm hồn tôi, giúp tôi như điềm nhiên và an tĩnh, bơ đi mà sống giữa cuộc đời phức tạp, bề bộn này. Sống nội tâm, vậy nên tôi thích những câu chuyện tản mạn. Nó rất sâu sắc mà không quá nhức đầu, nó xôn xao mà không ồn ào xáo rỗng, nó tự nhiên như nhịp chảy của người viết. Có đôi lúc đọc xong, tôi bỗng dưng rỏ một giọt nước mắt xuống trang giấy trầm mình suy tư. Tôi thấy mình trong từng câu chữ và cũng ấm lòng như được chia sẻ. Cảm giác như tôi được ôm ấp, vỗ về, được ngủ yên mà không phải gặp những cơn ác mộng.

    Tản văn được ví như đồ ăn nhanh, nó không quá dài dòng rườm rà và mất nhiều thời gian để đọc. Đó cũng là một lí do mà tôi thích nó. Tản văn cũng có loại hay dở. Tản văn hay phải có giọng văn độc đáo, khiến độc giả nhớ mãi, dù nội dung thông tin có thể quên. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng cho rằng: khác với tiểu thuyết rất chặt chẽ về cấu trúc, tản văn có kết cấu tự do, được xây dựng bất chấp mọi quy tắc, logic, chỉ phụ thuộc vào liên tưởng, đề tài cụ thể, cách dẫn dắt đề tài đậm nét chủ quan… Chính vì vậy, nó thách thức người viết, dễ viết nhưng viết hay thì không dễ. Nhà văn Đỗ Phấn từng nhận xét: tản văn không tốn nhiều chữ, nhưng mỗi chữ phải được dùng thật đắt để hữu ý, hữu tình, nó phải truyền tải đến người đọc một thông điệp, một ý tứ nào đấy, tuyệt đối không thể dùng bừa. Vì vậy chỉ những cây bút tài năng mới có sức sống trong lòng bạn đọc.

    Đặc biệt tôi rất thích cuốn “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” của Phạm Lữ Ân. Nó như bông hồng nhỏ, mà nhà văn đã đúc kết tù bao nhiêu phấn hương của đời, của lòng mình mà thổi vào trang viết. Nó đem đến niềm vui và cái đẹp cho tâm hồn, những đoạn văn chân thực, tinh tế và xúc động như chạm tới thẳm sâu lòng người. Nó cho tôi một bài học thấm thía về sự trông nhìn và thưởng thức, từ những triết lí tâm sự tình yêu, nỗi cô đơn hay hạnh phúc…tất cả đều rất sống động và nồng nàn. Tản văn không hề dễ viết, nếu không chắc tay sa vào ồn ào, sáo rỗng, dài dòng lôi thôi vì cảm xúc rườm rà.

    Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về sách. Tuy nhiên bạn cũng nên tâm đắc với một loại sách loại nhất định để hiểu sâu sắc và trải nghiệm bản thân về nó, cho tâm hồn thêm sâu và thêm tinh nhé.

    ctlhn nha 

    Trả lời

Viết một bình luận