Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt ……… Với cặp báo chuồng bên vô tư lự trình bày cảm nhận của em về khổ thơ treentheo kiểu diễn dịch trong đó có

By Remi

Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt ……… Với cặp báo chuồng bên vô tư lự trình bày cảm nhận của em về khổ thơ treentheo kiểu diễn dịch trong đó có sử dụng một kiểu câu nghi vấn ,cảm thanschir rõ và gạch chân kiểu câu đó

0 bình luận về “Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt ……… Với cặp báo chuồng bên vô tư lự trình bày cảm nhận của em về khổ thơ treentheo kiểu diễn dịch trong đó có”

  1. Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh “nhục nhằn” trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một “trò lạ mắt”, một “thứ đồ chơi” trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm. 
    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt 
    Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua 
    Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những “người bạn” đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình: 
    Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ 
    Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa 
    Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già 
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi 
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội… 
    Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục.

    Trả lời

Viết một bình luận