Giải giúp mk với : Câu 1:Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít, rồi sau đó mới dâng lên cao ?

By Madelyn

Giải giúp mk với :
Câu 1:Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít, rồi sau đó mới dâng lên cao ?
Câu 2: Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm , nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại sao?

0 bình luận về “Giải giúp mk với : Câu 1:Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít, rồi sau đó mới dâng lên cao ?”

  1. Đáp án:

     Câu 1: vì

    Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mặt vỏ ngoài của nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp với nước nóng thì sẽ nóng lên trước, dãn nở trước , khiến cho mực thuỷ ngân hạ xuống một ít rồi sau đó cả thuỷ ngân và mặt thuỷ tinh của nhiệt kế cùng nóng lên thì mực thuỷ ngân tiếp tục dâng lên (do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn lớp vỏ bên ngoài của nó)

    Câu 2: Khi đó mới chỉ có nước ở dưới nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng gặp lạnh co lại (do nhiệt độ giảm), một phần hơi nước trong bọt ngưng tụ thành nước. Chính vì thế mà các bọt khí nhỏ dần và có thế biến mất trước khi lên tới mặt nước.

    Trả lời
  2. 1. khi nhúng vào nước nóng thì lớp vỏ ngoài của nhiệt kế sẽ tiếp xúc với nước nóng trước, nở ra. Lúc này thủy ngân chưa kịp nở ra nên ta thấy mực thủy ngân giảm. Sau đó thủy ngân nhận đc nhiệt độ cao nên giãn nở ra mà chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn⇒ mực thủy ngân dâng lên.

    2. Khi đó mới chỉ có nước ở dưới nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng gặp lạnh co lại (do nhiệt độ giảm), một phần hơi nước trong bọt ngưng tụ thành nước. Chính vì thế mà các bọt khí nhỏ dần và có thế biến mất trước khi lên tới mặt nước.

     

    Trả lời

Viết một bình luận