giải thích câu tục ngữ luật pháp bất vi thân

By Parker

giải thích câu tục ngữ luật pháp bất vi thân

0 bình luận về “giải thích câu tục ngữ luật pháp bất vi thân”

  1. Một đất nước phát triển ổn định thì phải là một đất nước có chính trị và pháp luật ổn định chặt chẽ. Một người dân vi phạm pháp luật họ sẽ phải chịu hình phạt thích đáng với tội lỗi của mình dù là ai là người có chức vụ nào thì cũng phải chịu mọi hình phạt thích đáng. Có lẽ vì thế mà từ xưa ông cha ta mới có câu nói: “Quân pháp bất vị thân” nhằm nói lên sự công bằng trong pháp luật trong xã hội.

    Câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” được hình thành trên cơ sở sử dụng các yếu tố Hán Việt và ra đời từ thời xa xưa. Nó mang ý nghĩa là pháp luật của vua không thiên vị ai. Ở đây “Quân pháp” chính là luật pháp của quốc gia mang tính bắt buộc mà tất cả mọi người trong quốc gia đó đều phải làm theo, tuân thủ theo. Luật pháp của đất nước đều được soạn thảo dựa trên sự phát triển và cơ sở thực tiễn của đất nước. Pháp luật được biên soạn bao gồm nhiều mặt trong đời sống xã hội như: quyền, trách nhiệm của công dân, những điều cấm, luật kinh tế, giao thông… Nên vì thế mà pháp luật rất dễ đi vào đời sống của nhân dân để mọi người cùng thực hiện và noi theo.

    Còn đối với “vị thân” chúng ta hiểu được đó chính là những con người có địa vị có chức quyền trong xã hội. Ở câu tục ngữ “quân pháp” và “vị thân” được nối với nhau bởi từ “bất” nghĩa là không. Như vậy cả câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” nghĩa là pháp luật không trừ bất kỳ ai, dù là người có chức quyền có địa vị như thế nào pháp luật đều được áp dụng và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Từ thời phong kiến cho đến xã hội hiện đại ngày nay người Việt ta luôn coi trọng tình nghĩa vì thế mà câu tục ngữ thể hiện mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa con người với con người nhưng đó là điểm tích cực. Bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ sự tiêu cực mặc dù nhìn chung cũng có nhiều kẻ có địa vị và bị trừng trị trước pháp luật. Tuy nhiên nó vẫn chưa được áp dụng được hết và chưa hoàn toàn công bằng với tất cả mọi người được. Chính vì vậy câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” ra đời như để răn  dạy cũng như để mọi người noi theo. Bất kỳ ai nếu vi phạm pháp luật đều phải bị trị tội và phải chấp nhận hứng chịu còn những người thi hành pháp luật phải minh bạch công bằng không thiên vị bất kỳ ai dù là những người thân trong gia đình hay những người có địa vị cao.

    Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Bạn đến chơi nhà

    Trong xã hội phong kiến, vua là người có địa vị tối cao, có quyền sinh quyền sát trong tay. Ở những vị minh quân trong các triều đại thì họ rất coi trọng việc thực thi pháp luật cho công bằng, từ đó được con dân yêu mến, kính trọng. Khi ấy dù con vua nếu phạm pháp thì cũng xử như thường dân. Khi có công bằng, minh bạch trong việc xử lý những vi phạm thì sẽ tạo được sự răn đe với những người khác và được lòng người dân. Ngày nay, pháp luật càng ngày càng chi phối nhiều mặt trong cuộc sống và mỗi người cần phải nắm được luật để tránh vi phạm. Tuy nhiên nhiều người lấy những lỗ hổng trong pháp luật để lách luật, để làm những điều có hại cho nhiều người khác.

    Câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” quả là một bài học đúng đắn để chúng ta noi theo. Nếu chúng ta nhận được tha thứ cho lần này thì sẽ có lần sau  Nếu việc xấu cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ trở nên hỗn loạn ảnh hưởng rất lớn đến đất nước thế nên không chỉ có Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào đều có luật pháp để áp dụng cho tất mọi người, đề cao sự công bằng, minh bạch. Câu tục ngữ là một trong những quan điểm đúng đắn tiến bộ mà ông cha ta truyền đạt lại cho những thế hệ sau vì vậy chúng ta cần phải tiếp thu phát huy truyền thống tốt đẹp này cần túc thực hiện tuân theo pháp luật để có một xã hội văn minh công bằng phát triển.

    Trả lời
  2. Chào bạn,bạn tham khảonhé 

    Câu đúng là “Luật pháp bất vị thân ” em nhé .Câu này có nghĩa là luật pháp không thiên vị bất kì ai.Ai cũng phải tuân theo luật pháp dẫu có là hoàng thân quốc thích

    Trả lời

Viết một bình luận