Giúp e với ! Cho một anken kết hợp với $H_{2}$ ( Ni làm xúc tác) ta được ankan B a,Xác định công thức phân tử của A,B biết rằng để đốt chát hết B bằ

By Alice

Giúp e với !
Cho một anken kết hợp với $H_{2}$ ( Ni làm xúc tác) ta được ankan B
a,Xác định công thức phân tử của A,B biết rằng để đốt chát hết B bằng một lượng $O_{2}$ vừa đủ thid thể tích $CO_{2}$ thu được = $\frac{1}{2}$ tổng thể tích của B và $O_{2}$
b, Một hỗn hợp X gồm A,B và $H_{2}$ có V= 22,4 lít. Cho X đi qua Ni nung nóng xúc tác thu được hỗn hợp Y, biết tỉ khối X so với Y là 0,7. Tính V hỗn hợp Y, số mol $H_{2}$ và A đã pư với nhau
c, Biết hỗn hợp Y không làm phai màu nước $Br_{2}$ và tỉ khối $d_{Y/H2}=16$. Xác định thành phần phần trăm thể tích các khí trong X

0 bình luận về “Giúp e với ! Cho một anken kết hợp với $H_{2}$ ( Ni làm xúc tác) ta được ankan B a,Xác định công thức phân tử của A,B biết rằng để đốt chát hết B bằ”

  1. Đáp án:

    a, Gọi CTTQ của ankan là $C_nH_{2n+2}$

    $C_nH_{2n+2}+\frac{3n+1}{2}O_2\rightarrow nCO_2+n+1H_2O$

     Ta có: $n=0,5.(1+\frac{3n+1}{2})$

    Do đó $n=3$

    CTPT của A và B lần lượt là $C_3H_6;C_3H_8$

    b, Ta có: $\frac{M_X}{M_Y}=\frac{n_Y}{n_X}=\frac{V_Y}{V_X}$

    Do đó $V_{Y}=15,68(l)$

    c, Tức là hỗn hợp y chỉ gồm ankan và $H_2$ dư 

    Đặt $\%V_{C_3H_8}=a\Rightarrow \%V_{H_2}=1-a$

    Suy ra $a.44+(1-a).2=16.2$

    Suy ra $\%V_{C_3H_8/Y}=71,4%;\%V_{H_2/Y}=28,6\%$

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    $a/$

    Gọi CTPT của B là $C_nH_{2n+2}$

    Coi $V_B = 1(lít)$

    $C_nH_{2n+2} + \dfrac{3n+1}{2}O_2 \xrightarrow{t^o} nCO_2 + (n+1)H_2O$

    $⇒ V_{O_2} = \dfrac{3n+1}{2} (lít)$; V_{CO_2} = n(lít)$

    Vì $V_{CO_2} = \dfrac{1}{2}(V_{O_2} + V_B)$

    $⇔ n = \dfrac{1}{2}.(\dfrac{3n+1}{2} + 1)$
    $⇔ n = 3$

    Vậy CTPT của B là $C_3H_8$
    CTPT của A là $C_3H_6$

    $b/$

    $n_X = \dfrac{22,4}{22,4} = 1(mol)$

    Áp dụng ĐLBT khối lượng , ta có :

    $n_X.M_X = M_Y.n_Y$
    $⇔\dfrac{n_Y}{n_X} = \dfrac{M_X}{M_Y} = 0,7$
    $⇔ n_Y = n_X.0,7 = 0,7.1 =0,7(mol)$

    $⇒ V_Y = 0,7.22,4 = 15,68(lít)$
    Ta có 

    $n_{H_2(pư)} = n_X – n_Y = 1 – 0,7 = 0,3(mol)$

    $⇒ V_{H_2(pư)} = 0,3.22,4 = 6,72(lít)$

    $c/$

    Vì sau phản ứng Y không làm mất màu nước brom → $C_2H_4$ hết

    $C_2H_4 + H_2 \xrightarrow{t^o} C_2H_6$

    Theo PTHH :

    $n_{C_2H_4} = n_{C_2H_6} = n_{H_2(pư} = 0,3(mol)$
    $⇒ \%V_{C_2H_4} = \dfrac{0,3.22,4}{22,4}.100\% = 30\%$

    Trong hỗn hợp X , gọi $n_{H_2} = a(mol) ; n_{C_2H_6} = b(mol)$
    $⇒ 0,3 + a + b = 1 ⇔ a + b = 0,7(1)$
    Hỗn hợp Y gồm :

    $H_2 : a – 0,3(mol)$
    $C_2H_6 : b + 0,3(mol)$
    $M_Y = M_{H_2}.16 = 16.2 = 32(g/mol)$
    Ta có :

    $m_Y = M_Y.n_Y$
    $⇔ (a-0,3).2 + (b+0,3).30 = 32.(a-0,3+b+0,3)$

    $⇔ 2a + 30b + 8,4 = 32a + 32b$
    $⇔30a + 2b = 8,4(2)$
    Từ (1) và (2) suy ra $a = 0,25 ; b = 0,45$
    $⇒\%V_{H_2} = \dfrac{0,25.22,4}{22,4}.100\% = 25\%$
    $⇒\%V_{C_2H_6} = \dfrac{0,45.22,4}{22,4}.100\% = 45\%$

    Trả lời

Viết một bình luận