Giúp mik với các bn ơi Đúng có điểm nha I. Về văn biểu cảm: Câu 1: Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ

By Delilah

Giúp mik với các bn ơi
Đúng có điểm nha
I. Về văn biểu cảm:
Câu 1: Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ ghi các bài văn xuôi)
Câu 2: Chọn trong các bài văn đó một văn bản mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
Câu 3: Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
Câu 4: Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn biểu cảm?
Câu 5: Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào?
Câu 6: Kẻ bảng sau vào vở và điền vào các ô trống:
————————————————————
Nội dung văn bản biểu cảm
—————————————————————-
Mục đích biểu cảm
—————————————————————–
Ph¬ương tiện biểu cảm
——————————————————————
Câu 7: Kẻ bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát bố cục bài văn biểu cảm:
Mở bài
———————————————————
Thân bài
———————————————————-
Kết bài
——————————————————-
II. Về văn nghi luận:
Câu 1: Ghi lại các văn bản nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7 tập hai.
Câu 2: Trong bài văn nghị luận yếu tố nào là cơ bản?
Câu 3: Luận điểm, luận cứ, lập luận là gì?

0 bình luận về “Giúp mik với các bn ơi Đúng có điểm nha I. Về văn biểu cảm: Câu 1: Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ”

  1. câu 1 

    Có thể kể tên các bài văn biểu cảm: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Một thứ quà của lúa non: cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi,…

    câu 2

    – Bài Mùa xuân của tôi đã biểu đạt được những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng yêu thiên nhiên, quê hương, yêu con người… của Vũ Bằng.

    – Ta sẽ thấy văn biểu cảm có mục đích:

    + Biểu đạt tình cảm, tư tưởng, cảm xúc.

    + Sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.

    + Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.

    Bài văn trên được viết theo:

    – Thể loại trữ tình. Nó có thể là:

    + Thơ trữ tình.

    + Ca dao trữ tình.

    + Tùy bút.

    – Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm thường là:

    + Tình cảm đẹp.

    + Gợi tình yêu thương con người, thiên nhiên, yêu quê hương, Tổ quốc.

    + Ghét những thói tầm thường, độc ác, ghét kẻ thù…

    – Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả.

    câu 3

    Yếu tố miêu tả có vai trò trong văn biểu cảm: Để gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ , trong miêu tả thể hiện cảm xúc, tâm trạng. 

    câu 4 

    Yếu tố tự sự có vai trò trong văn biểu cảm: Để gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ , trong miêu tả thể hiện cảm xúc, tâm trạng.

    câu 5 

    Văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ,…

    câu 6 

    – Nội dung biểu cảm:

    + Biểu cảm về sự vật, sự việc nào?

    + Bộc lộ tình cảm gì đối với đối tượng biểu cảm? Tính chất, màu sắc, cung bậc tình cảm ra sao?

    – Mục đích biểu cảm: Thổ lộ tình cảm, cảm xúc để làm gì?

    – Biểu cảm bằng phương tiện nào? Cách nào?

    + Ngôn ngữ biểu cảm như thế nào?

    + Các biện pháp tu từ được sử dụng để biểu cảm?

    câu 7 

    mở bài : nêu đối tượng biểu cảm , khái quát cảm xúc ban đầu

    thân bài :nêu cảm nghĩ về đối tượng

    kết bài : khẳng định lại  cảm xúc về đối tượng 

    II nghị luận 

    câu 1

    – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 

    – Sự giàu đẹp của tiếng Việt 

    – Đức tính giản dị của Bác Hồ. 

    – Ý nghĩa văn chương.

    câu 2 

    Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản sau: 

    – Luận điểm:

     + Là quan điểm của bài văn 

    + Được đưa ra dưới hình thức một câu khẳng định (hoặc phủ định) 

    + Nội dung phải đúng đắn, chân thực, tiêu biểu. 

    + Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối để tạo sức thuyết phục. 

    – Luận cứ: 

    + Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm 

    + Phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm có sức thuyết phục.

     – Lập luận: 

    + Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm 

    + Phải chặt chẽ, hợp lí để có sức thuyết phục. 

    câu 3 

    – luận điểm là  tư tưởng, quan điểm  của người viết đối với vấn đề nghị luận ( luận  đề) trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định. 2. Để đạt được mục đích nghị luận , bày tỏ tư tưởng, quan điểm  của người tạo lập văn bản, bài văn nghị luận  nhất thiết phải có luận điểm 

    – Luận cứ : là những lý lẽ và được dùng để thuyết minh cho luận điểm.

    – Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.

    chúc bạn học tốt hãy vote 5 sao , câu trả lời hay nhất , 1 cảm  ơn

    Trả lời

Viết một bình luận