Giúp mình với kể lại truyện cổ tích mà em đã học học bằng lời văn của em lớp6

By Josephine

Giúp mình với kể lại truyện cổ tích mà em đã học học bằng lời văn của em lớp6

0 bình luận về “Giúp mình với kể lại truyện cổ tích mà em đã học học bằng lời văn của em lớp6”

  1.   Trong tất cả những câu truyện cổ tích em đã học, câu truyện mà em yêu thích nhất đó chính là “Em bé thông minh”. Sau đây, em xin kể lại bằng lời văn của mình :

      Ngày xưa có một ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi đến rát nhiều nơi, đi đến đâu quan cũng cho ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công sức tìm kiếm nhưng quan vẫn chưa thấy một người nào thật thông minh, lỗi lạc.

      Một hôm, quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nọ đang làm ruộng: cha thi đánh trâu cày, còn con thì đập đất. Quan bèn dừng ngựa lại và hỏi:

      – Này, người kia ! Trâu của ngươi một ngày cày được mấy đường ?

      Người cha nghe câu hỏi thì ngẩn người ra, chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại viên quan:

      – Thế cho tôi xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được con ngựa của ông một ngày đi được bao nhiêu bước thì tôi sẽ cho ông biết con trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

      Viên quan nghe câu hỏi của cậu bé thì há hốc miệng sửng sốt, không biết nên đáp lại cậu thế nào cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài đang ở ngay đây rồi, không cần phải tìm đâu ra cho mất công. Quan bèn hỏi tên họ, quê quán của hai cha con rồi phi người một mạch về tầu vua.

      Nghe xong chuyện, vua lấy làm mừng. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử lại cậu bé. Nhà vua sai ba tháng gạo nếp cùng với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu ấy nhất định năm sau phải đẻ được chín con. Nếu năm sau không nộp đủ thì cả làng sẽ phải chịu tội.

      Khi người dân trong làng nhận được lệnh vua thì mọi người đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu chuyện gì xảy ra. Biết bao cuộc họp làng, bao nhiều lời bàn bạc, nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết đúng đắn. Ai nấy đều cho đây chính là một tai họa. Sự việc lọt đến tai em bé con nông dân, em liền nói với cha:

      – Chẳng mấy khi vua ban lộc, cha với dân làng cứ giết thịt hai con trâu và hai thúng gạo nếp để mọi người được ăn một bữa no nê. Còn một con trâu và một thúng gạo thì cha con mình sẽ xin dân làng làm chi phí cho tra con mình trẩy kinh lo liệu việc đó.

      – Những đã ăn thịt thì biết lo liệu thế nào ? Mày đừng làm việc dại mà hại thân đấy, con ạ !

      Nhưng em bé vẫn quả quyết:

      – Cha cứ để cho con lo liệu, thế nào việc cũng xong xuôi.

      Người cha nghe đứa con liền ra đình trình bày câu truyện cho dân làng. ban đầu, ai ai cũng đều ngờ vực, bắt cha phải làm giấy cam đoan mới dám mổ trâu đánh chén.

      Sau đó, hai cha con gói khăn đến kinh. Đến hoàng cung, em bé dặn cha đứng ở ngoài đợi còn mình thì đợi lúc mấy tên lính canhh vô ý thì lẻn vào sân rồng khóc toáng lên. Vua nghe tiếng khóc sai lính đưa em bé vào, hỏi :

     – Này cậu bé kia, mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?

     – Tâu đứac vua, mẹ con chết sớm mà cha con không chịu đẻ thêm một đứa em để con chơi cho có bạn, nên con khóc. Mong vua phán cho cha con cho con được nhờ.

      Nghe nói, vua và các triều thần bật cười. Vua phán tiếp:

     – Mày muốn có em thì bảo cha mày cưới thêm vợ cho cha, chứ cha mày là giống đực, làm sao đẻ được !

      Em bé bống vui vẻ:

      – Thế sao làng chúng con có lệnh phải nuôi cho ba con trâu đực nhất định năm sau phải đẻ được chín con mang nộp đức vua ? Giống đực, làm sao đẻ được ạ !

      Vua biết ý bảo:

      – Ta thử thôi, thế làng không biết đem trâu ra thịt à ?

      – Tâu vua, biết là lộc vua ban nên con đã bảo mọi người làm cỗ ăn với nhau rồi.

      Vua và triều thần đều thán phục trước sự thông minh của cậu bé. Nhưng vua vẫn còn muốn thử và ra lệnh cho cậu bé xẻ thịt một con chim sẻ bằng một chiếc kim để làm thành ba mâm cỗ. Qua thử thách, nhà vua rất vui mừng và thưởng cho hai cha con rất hậu.

    Nước láng giềng đang lăm le xâm lược nước ta nhưng chúng vẫn chưa hành động vì sợ nước ta có nhân tài nên chúng đã gửi sứ giả sang để xem. Sứ thần mang lên một vỏ ốc dài và một sợi dây đố dùng sợi dây xuyên qua ruột ốc. Rất nhiều quan trạng và các triều thần thử sức nhưng đều thất bại. Không tìm được cách nhà vua liền sai sứ giả trở về quê cậu bé xem tìm được cách nào không đến nơi sứ giả trình bày câu chuyện cho cậu bé nghe. Nghe xong, em bé hát

                   Tang tình tang ! Tình tính tang
            Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
                   Bên thời lấy giấy mà bưng
            Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
                   Tang, tình tang …

    rồi bảo:

       – Làm theo cách đó là được.

      Viên qua về tâu vua.  Quả nhiên đã xâu được trước con mắt đầy ngưỡng mộ của sứ giả nước láng giềng.

       Ngay sau đó, vua phòn cho em bé làm trạng nguyên và xây dinh thự bên cạnh hoàng cung cho em ở và cũng để tiện hỏi han.

    Trả lời
  2.     Trong kho tàng văn học Việt Nam,có bao nhiêu câu chuyện đã chở thành huyền .Nó ko chỉ là câu cuyện ca ngợi con người đất nước Việt.Ai trong chúng ta khi còn thơ bé chắc hẳn đều đã nghe và thuộc lòng những truyền thuyết,cổ tích về những người anh Hùng .Nhắc đến anh Hùng cổ tích ko thể ko nhắc tới ”Thạch Sanh ”.”Thạch Sanh”là 1 trong nhx câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất nc ta.

       mk chỉ ghi mb thôi nhx sory bạn nhiều vì mk đang bận á 

    Trả lời

Viết một bình luận