Giúp mk mk đang cần gấp ạ !!! Câu 1 : Kể tên các biện pháp tu từ mà em đã học ? Câu 2 : Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ ?

By Aaliyah

Giúp mk mk đang cần gấp ạ !!!
Câu 1 : Kể tên các biện pháp tu từ mà em đã học ?
Câu 2 : Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ ? Cho ví dụ minh họa ?
Câu 3 : Chỉ ra phép ẩn dụ và phân tích tác dụng nó trong câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
( Trích ” Viếng lăng bác ” – Viễn Phương )
Giúp mk ạ . Cảm mơn mn ạ
Ai nhanh và đúng mk vote + cảm ơn + câu trả lời hay nhất nhé

0 bình luận về “Giúp mk mk đang cần gấp ạ !!! Câu 1 : Kể tên các biện pháp tu từ mà em đã học ? Câu 2 : Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ ?”

  1. Câu `1:`

    – Các biện pháp tu từ đã học:

    + So sánh, ẩn dụ, hoá dụ, nhân hoá, liệt kê, điệp ngữ…

    Câu `2:`

    – Giống nhau:

    + Đều liên tưởng, tưởng tượng về một sự vật, sự việc, đối tượng giống nhau.

    – Khác nhau:

    + Ẩn dụ thì lấy những vật, thiên nhiên tương đồng với nhau về hình thức, ý nghĩa, phẩm chất, hoặc chuyển đổi cảm giác…)

    + Hoán dụ là lấy cái bộ phận để chỉ toàn thể, lấy cái trừu tượng để thay thế cho cái được gọi, lấy vật chứa đựng để gọi vật được chứa đựng. )

    Câu `3:`

    – Biện pháp tu từ:

    + Nhân hoá: ” mặt trời đi “

    `->` Làm cho câu thơ thêm sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm. Nhấn mạnh hình ảnh mặt trời là của thiên nhiên đem lại nguồn sống cho thế gian, hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, gợi sự kì vĩ, vĩnh hằng, bất tử.

    + Ẩn dụ: ” mặt trời ” 

    `->` Làm cho câu thơ thêm sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm. Hình ảnh ” mặt trời ” tượng trưng cho Bác, người đã soi đường chỉ lối cho nhân dân ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ để đến với cuộc đời tự do, hạnh phúc.

    Trả lời
  2. 1. so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá

    2.

    – Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

    – Khác nhau:

    + Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau (Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.).

    + Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau (tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác).

    – Hoán dụ:

    Áo chàm đưa buổi phân ly

    (Việt Bắc – Tố Hữu)

    – Ẩn dụ:

    Người Cha mái tóc bạc

    Đốt lửa cho anh nằm

    ⇒ Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

    ⇒ Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

    3. Hình ảnh ẩn dụ: mặt trời – Bác Hồ

     Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

    Trả lời

Viết một bình luận