Hạn chế của giáo dục nước ta thời phong kiến ai giúp mình trả lời câu hỏi này với

By Camila

Hạn chế của giáo dục nước ta thời phong kiến
ai giúp mình trả lời câu hỏi này với

0 bình luận về “Hạn chế của giáo dục nước ta thời phong kiến ai giúp mình trả lời câu hỏi này với”

  1. Mình góp vài ý là: 

    +Đối tượng được cho đi học còn rất hạn chế.

    +  Đề cao giáo dục đạo đức, lễ nghĩa là tốt nhưng ứng dụng một cách máy móc, không linh động.

    + Nội dung dạy học thiên về KHXH mà chưa chú trọng đến KHTN và thực tiễn của đất nước.

    + Giáo dục nho học quá  coi trọng việc làm quan, làm chính sự, coi đó là thước đo thành công của người đi học và kết quả đào tạo của nhà trường.

    Vài ý mình tìm được nha, còn lại bạn có thể suy nghĩ hoặc tham khảo tài liệu nhé !

    Trả lời
  2. Mục đích của nền giáo dục Phong kiến không nhằm vào những con người làm khoa học, lao động sản xuất để phát triển xã hội mà đào tạo những con mọt sách, những đồ đệ phục vụ tầng lớp phong kiến: quân – quân, thần – thần, phụ – phụ, tử – tử,
    Nội dung giáo dục nghèo nàn, nặng về văn chương; nội dung về lao động sản xuất, khoa học kỹ thuật hầu như không có. (Do ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, mà Khổng Tử thì không quan tâm đến lao động sản xuất).
    Phương pháp giáo dục giáo điều, uy quyền, nặng về học cổ, ít quan tâm phát triển xã hội.
    Tổ chức bất bình đẳng trong giáo dục: trọng nam kinh nữ, con em tầng lớp quý tộc mới được đi thi, không phải mọi người đều có cơ hội đi học.
    Triều đình chỉ lo giáo dục cho con em vua chúa và quan lại ở Kinh đô còn ở những nơi khác phải mời thầy đồ về giảng dạy.
    Tài liệu học tập hết sức hạn chế, chỉ có 2 loại: Do Trung Quốc biên soạn là tứ thư, ngũ kinh và 1 loại do người Nam soạn.
    Tổ chức thi cử rất nghiêm ngặt nhưng nội dung thi rất khập khiễng, các đề thi chủ yếu ca tụng vua chúa, ca ngợi triều đình, ca ngợi nho giáo. Thời gian thi qua các kỳ kéo dài, ngắn: có kỳ 3 năm, có kỳ 10 năm.

    Trả lời

Viết một bình luận