Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và bài học giáo dục của 5 văn bản trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Đi bộ nga

By Katherine

Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và bài học giáo dục của 5 văn bản trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Đi bộ ngao du.

0 bình luận về “Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và bài học giáo dục của 5 văn bản trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Đi bộ nga”

  1. * Chiếu dời đô : + hoàn cảnh sáng tác : tác phẩm được sáng tác vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất ( 1010 ) => Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định từ Hoa Lư rời đô ra thành Đại La ( Hà Nội ngày nay ) .

    + bài học rút ra :  từ văn bản ” chiếu dời đô ” ta rút ra bài học tấm lòng sâu sắc với nước , với dân của một vị vua anh minh biết lo xa và phản ánh được ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt ta thời xưa .

    * Hịch tướng sĩ : + hoàn cảnh sáng tác : văn bản được sáng tác trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 năm 1285 .

    + bài học rút ra : không nên chủ quan , kiêu ngạo trước sự chiến thắng vinh quang lẫy lừng thay vào đó hãy khiêm tốn rèn luyện phát huy năng lực của mk để không bị thất bại trước kẻ thù .

    * Nước Đại Việt ta : + hoàn cảnh sáng tác : được trích trong tập ” bình ngô đại cáo ” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập , được công bố vào ngày 17 tháng chạp năm 1428 .

    + bài học rút ra : hãy coi trọng đất nước ta vì nước ta là một nước độc lập , có nền văn hiến lâu đời , có lãnh thổ riêng , có phong tục riêng có chủ quyền có truyền thống lịch sử . Cảm thấy tự hào vì là dân tộc nước Việt .

    * Bàn luận về phép học : + hoàn cảnh sáng tác : trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791 .

    + bài học rút ra : mục đích của việc học là để làm người có đạo đức , có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để hòng cầu danh lợi . Muốn học tốt phải có phương pháp học rộng nhưng phải nắm gọn , học phải đi đôi với hành thì mới thành công .

    * Đi bộ ngao du : + hoàn cảnh sáng tác : trích trong tập V – quyển cuối cùng của tiểu thuyết “Ê – min hay về giáo dục ” ( ra đời năm 1762 )

    + bài học rút ra : đi bộ ngao du cho ta rất nhiều lợi ích trong cuộc sống nhất là về sức khỏe , tinh thần , tăng cho ta thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh ta đang sống . Giúp ta biết đây biết đó , biết người biết ta thể hiện một con người giản dị nhưng đầy tri thức .

    CHÚC BẠN HỌC TỐT , MONG CTLHN !

    Trả lời
  2. – Hoàn cảnh sáng tác và bài học giáo dục của chiếu rời đô là

    +-Hoàn cảnh sáng tác :năm canh tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất(1010),Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

    Nội dung: thể hiện chủ đề tầm nhìn về sự phát triển Quốc gia Đại Việt Khát Vọng độc lập thống nhất của một dân tộc có ý thức truyền thống tự cường nhận thức về vị thế của thành Đại La.

    -Hoàn cảnh sáng tác và bài học giáo dục của Hịch tướng sĩ là

    +Hoàn cảnh sáng tác :Được viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II

    + Nội dung:Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc

    -Hoàn cảnh sáng tác và bài học giáo dục của Nước Đại Việt ta

     +Hoàn cảnh sáng tác:Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi)

    +Nội dung :soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.

    -Hoàn cảnh sáng tác và bài học giáo dục của Bàn luận về phép học

    +Hoàn cảnh sáng tác:Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này

    +Nội dung:

    -Tác hại của việc học đó làm cho “chúa tầm thường, thần nịnh hót”, người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất dẫn đến cảnh “nước mất, nhà tan”

    – PP học: lấy Chu Tử làm chuẩn, lấy tiểu học làm căn bản, học tuần tự từ thấp lên cao, phải học rộng ra rồi tóm gọn, theo điều học mà làm.

    => Đào tạo được người tài giỏi, giữ vững được nước nhà

    -> Có thể nói đây là những PP dạy học tích cực nó còn nguyên giá trị đến ngày nay

    -Hoàn cảnh sáng tác và bài học giáo dục của Đi bộ ngao du

    +Hoàn cảnh sáng tác:Văn bản trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ

    +Nội dungVăn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiệ nhiên

    Phân biệt các thể loại: Chiếu – Hịch – Cáo -Tấu
    – Giống nhau:
    Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
    – Khác về mục đích:
    + Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
    + Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
    + Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
    + Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
    – Khác về đối tượng sử dụng:
    + Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
    + Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.

    Trả lời

Viết một bình luận