Hãy viết một đoạn văn kể về kỉ niệm của em với món quà tuổi thơ ( lật đật ) bà là người tặng Vd: làm mất rồi tìm lại được – Em đã quyết tâm tìm ntn –

By Katherine

Hãy viết một đoạn văn kể về kỉ niệm của em với món quà tuổi thơ ( lật đật ) bà là người tặng Vd: làm mất rồi tìm lại được – Em đã quyết tâm tìm ntn – Món quà đó quan trọng gì mà em tìm ghê vậy:)) ( trong đó có tình cảm bà, …)
VÍ DỤ: Tôi nhớ có lần tôi đã làm lạc mất chú lật đật này. Lúc đó tôi đã rất hoảng hốt. Tìm khắp mọi ngóc nghách cũng không hề thấy chú lật đật, lúc tôi đã rất buồn, bởi đây là món quà mà bà đã tặng cho tôi, món quà mà bà đã dành hết tất cả tình cảm, tấm lòng để dành tặng tôi. Sau một hồi tìm kiếm lại lần nữa, cuối cùng tôi cũng đã tìm thấy chú lật đật.
Viết sao cho hay và dài hơn

0 bình luận về “Hãy viết một đoạn văn kể về kỉ niệm của em với món quà tuổi thơ ( lật đật ) bà là người tặng Vd: làm mất rồi tìm lại được – Em đã quyết tâm tìm ntn –”

  1. Tôi tin chắc rằng: không ai trong chúng ta lớn lên mà không có cho mình những món đồ chơi, dù là đắt hay rẻ. Và tôi cũng thế, tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày quấn quýt bên con lật đật bà tặng…
          Hồi ấy nhà tôi không được khá giả, những lúc rảnh rỗi, tôi thường dắt trâu ra đồng ăn cỏ, chiều chiều về cho lợn ăn rồi đi thả diều cùng chúng bạn. Tôi có quen cái Hoà, nhà nhỏ phải nói là giàu nhất nhì làng tôi lúc bấy giờ. Nhỏ hay đem đồ chơi ra để cho bọn nhóc như chúng tôi chơi cùng, nhìn chúng thật đẹp, thật tuyệt ! Trong số ấy, tôi có để ý đến con lật đật của nhỏ, trông nó thú vị lắm, tôi ao ước mình cũng có một con như thế, nhưng nghĩ đến gia đình mình, tôi đành gói niềm mong muốn vào trong lòng. 
          Một chiều nọ khi đã học xong bài vở, tôi ngồi dưới hiên nhà đọc tạp chí. Trùng hợp thay, tôi bắt gặp hình ảnh con lật đật giống của nhỏ Hoà, tôi dừng ở trang báo ấy rất lâu, có thể nói là vài giờ đồng hồ. Đang mãi dạo chơi trong dòng suy nghĩ vẩn vơ thì chợt bà tôi từ sau đến, đặt tay lên vai:
    – Cháu có thích cái món ấy không ?
    Tôi nhìn bà, rủ mặt xuống, không nói gì.
    – Thế này nhé, học kì này nếu cháu ngoan ngoãn học tốt, bà sẽ mua nó cho cháu. Cháu chịu chứ ?
    Nghe xong câu nói ấy, tôi vui mừng khôn siết, định nhào đến ôm bà nhưng chợt tôi khựng lại, nhìn vào chiếc tủ của bà. Bà hiểu ý, liền ôm tôi vào lòng:
    – Cháu không phải bận tâm. Người lớn làm được thì họ mới hứa với trẻ con. Phải không nào 
    Thế là suốt cả học kì ấy, tôi quyết tâm học tập không ngừng nghĩ. Sẽ không ai nghĩ rằng một con bé học lực trung bình, xếp gần cuối lớp, lại có thể vươn lên đứng hạng Năm lớp và đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi Tiểu học – năm ấy tôi lớp ba.
          Như lời hứa, khi có phiếu liên lạc, bà dẫn tôi đến cửa hàng để tặng tôi món đồ chơi ấy: con lật đật nhỏ nhắn, vẻ mặt đáng yêu. Tôi hớn hở chạy về nhà khoe với đám bạn, ai ai cũng ngưỡng mộ. Kể từ ngày có nó, cứ hễ đi học về, làm xong bài tập, công việc nhà, là tôi chạy ngay vào phòng để chơi. Nhìn con lật đật lắc lên lắc xuống mà chẳng chịu ngã, lòng tôi nghĩ: “chà kì diệu quá nhỉ”. Vì rất khó khăn mới có được một món đồ chơi, tôi giữ rất kĩ, không dám để lung tung mà cất nó tít trên nóc tủ để chắc chắn không ai làm hỏng. Phải nói rằng bà chính là người thương tôi nhất trong nhà, luôn cố gắng đáp ứng mong muốn của tôi nếu bà có khả năng làm nó. Bà ở đâu, tôi và con lật đật ở đó, quấn quýt bên nhau không rời.
          Rồi thời gian trôi nhanh như một cơn gió thoảng. Tôi trở thành học sinh lớp Năm, càng ngày càng có nhiều bạn bè. Sinh nhật năm ấy, bà cho tôi tiền để tổ chức sinh nhật. Lần đầu được đãi sinh nhật nên tôi mời tất cả bạn cùng lớp. Các bạn tặng cho tôi rất nhiều quà, nào là đồng hồ cát, máy bay mô hình, lắp ráp lâu đài,… Thật sự tôi rất vui, vì lần đầu tiên trên đời tôi có nhiều món đồ chơi đến thế ! Tối hôm ấy, tôi mở quà của từng bạn, lần lượt xếp những món đồ chơi lên kệ, lên tủ, đến khuya vì quá mệt nên tôi lăn ra ngủ mà chẳng nghĩ gì thêm. Một tháng, hai tháng, ba tháng,…tôi lần lượt trải nghiệm hết những món đồ mà các bạn tặng, nhưng trong đầu vẫn cảm thấy thiếu đi món gì đó, dù cố gắng cũng không thể nhớ ra, tôi đành mặc kệ. Một chiều nọ khi tôi đang ở ngoài đồng thả diều cùng đám bạn thì thằng Dũng từ xa chạy đến, hí hửng khoe:
    – Nhìn này. Tớ vừa được bố tặng cho con lật đật, hệt như con của cậu với cái Hoà. Trông đẹp nhỉ.
    Đến đây, tôi chợt ngờ ngợi ra điều gì đó. Phải rồi, “con lật đật mà bà tặng mình đâu rồi nhỉ?”, vừa nghĩ tôi đã vội chạy một mạch về nhà, lục tung cả căng phòng, nhưng nó biến mất rồi… Tôi cố tìm cả buổi nhưng cũng chẳng thấy đâu nữa, tôi bất lực quỵ xuống và khóc. Ôi món đồ chơi đầu tiên của tôi, món đồ chơi mà tôi đã cố gắng học tập ngày đêm để có, món đồ chơi mà bà đã trích tiền tiết kiệm ra để mua nó về cho tôi. Tôi từng rất trân trọng nó, nhưng đến khi có những món đồ chơi mới, tôi lại gạt nó sang một bên, tôi phụ tấm lòng của bà, phải chăng tôi là một kẻ vô ơn ? Vẫn không bỏ cuộc, tôi quyết tâm tìm lại một lần nữa. Hình như đâu đó trong kí ức, tôi nhớ ra buổi sinh nhật hôm ấy, tôi có dọn dẹp lại phòng mình, có đem vứt đi một số đồ linh tinh. À, phải rồi, tôi đã đem toàn bộ chúng vứt ra chiếc thùng rác công cộng ngoài đường lộ. Không nói không rằng, tôi chạy một mạch ra đường để tìm lại cái thùng rác ấy, lục lọi suốt cả buổi tối, đến nỗi chiếc áo mới tinh tươm cũng lấm lem bụi bẩn, mãi đến khuya tôi mới nhìn thấy con lật đật của mình nằm gọn trong chiếc bao màu xanh trong chiếc thùng cuối đường. Tôi mừng rỡ reo lên rồi đem nó về nhà. Về đến nhà, vừa mở cửa, tôi đã thấy bà cầm sẵn chiếc roi đang đợi tôi. Tội đi không xin phép, về nhà muộn, kèm thêm quần áo bẩn càng khiến bà tôi cáu giận. Tôi chỉ biết cuối mặt xuống và quỳ gối trước chân bà, chờ đợi một trận đòn ra trò. Nhưng…điều tôi không ngờ đến đó là việc bà cầm lấy con lật đật trên tay tôi, dường như bà hiểu ra điều gì đó:
    – Cháu vừa mới đi đâu về ?
    Tôi mếu máo, khóc thút thít:
    – Cháu đi tìm con lật đật. Vì có đồ chơi mới mà cháu đã quên nó, cháu đã vô tình ném nó vào sọt rác. Bà mắng cháu đi hic…hic..Bà đánh cháu đi..cháu không biết quý trọng bà, không quý trọng tiền bà…hic..hic
    Tôi đang có tư thế sẵn sàng ăn một trận đòn nhớ đời, nhưng đột nhiên bà lại đặt cây roi sang một bên, ôm chầm lấy tôi:
    – Bà chỉ đánh những đứa trẻ hư, cháu là một đứa bé ngoan, bà không đánh cháu. Thứ bà mong muốn dạy cho cháu là đức tính nhân hậu, biết quý trọng đồng tiền, công sức của người khác, và đặc biệt là biết chịu trách nhiệm cho những việc mình làm. Cháu đã làm được tất cả điều ấy. Hãy nhớ rằng, bà không thể ở cạnh cháu cả đời…
    Nói rồi bà lấy con lật đật ra, đẩy mạnh nó, nhìn nó lắc lư, bà lại tiếp:
    – Cháu thấy đấy, dù ta có đẩy mạnh con lật đật thế nào thì nó cũng không thể ngã. Cháu hãy nhớ lấy hình ảnh này, con người cũng cần học theo lật đật, dù cho sau này dòng đời có xô đẩy cháu, cháu cũng không được cúi đầu. Bà yêu cháu!
    Tôi như hiểu ra điều gì đó. Sau khi nghe bà nói, tôi biết được mình nên làm gì. Hai bà cháu ôm nhau khóc. Tôi cầm lấy con lật đật đã bị trầy xước ấy, đem lau chùi sạch sẽ, để nó sát bên giường tôi.
          Từ đó đến nay, đã hai năm trôi qua, nhưng những kí ức về buổi tối ngày hôm ấy vẫn in sâu trong tâm trí. Cũng nhờ thế mà tôi biết quý trọng đồ vật hơn, và đương nhiên là con lật đật kia cũng được tôi gìn giữ cực kì cẩn thận. 
          Có thể với một số người, nó chỉ là một món đồ rẻ tiền, nhưng với tôi, nó là cả một bầu trời tuổi thơ, nó chứa đựng những tình cảm cao quý nhất của bà giành cho tôi. Dù sau này gia đình tôi có khá giả hơn, tôi được tặng cho rất nhiều đồ chơi mới đẹp nhưng đối với tôi, món quà bà tặng năm tôi lên bảy là quý giá nhất. Tôi tự dặn lòng sẽ cất giữ nó thật kĩ, cố gắng học tập, trở thành người tốt theo đúng tâm nguyện của bà, để bà được vui lòng khi nhìn thấy quá trình trưởng thành của tôi. Lời cuối cùng tôi chỉ muốn nói rằng: bà ơi, cháu yêu bà ! Cảm ơn bà vì món quà, vì tất cả…!

    Trả lời

Viết một bình luận