Hòa tan hoàn toàn 8,1 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Mg bằng dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 8,4 lít `H_2` (đktc). a, Viết PTHH và tín

By Samantha

Hòa tan hoàn toàn 8,1 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Mg bằng dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 8,4 lít `H_2` (đktc).
a, Viết PTHH và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
b, Nếu dẫn toàn bộ lượng `H_2` ở trên vào ống chứa oxit kim loại Y nung nóng thì lượng khí đủ khử 24 gam oxi 24 gam oxit đó. Xác định Y, biết lượng `H_2` phản ứng là 80%

0 bình luận về “Hòa tan hoàn toàn 8,1 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Mg bằng dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 8,4 lít `H_2` (đktc). a, Viết PTHH và tín”

  1. Cho $Al, Mg$ lần lượt là $x, y$ (mol).

    Ta có: $27x+24y=8,1g(1)$

    $n_{H_2}=\dfrac{8,4}{22,4}=0,375(mol)$

    $a)$ Phương trình:

    $2Al+6HCl\to 2AlCl_3+3H_2$

    $x$    __     $3x$    __   $x$    __  $1,5x$  $\text{(mol).}$

    $Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2$

    $y$    __     $2y$     __     $ y$    __     $y$     $\text{(mol)}$.

    Ta lại có: $1,5x+y=0,375(mol)(2)$

    Từ $(1),(2)$ suy ra $\to \begin{cases}x=0,1(mol)\\y=0,225(mol)\\\end{cases}$

    %$m_{Al}=\dfrac{\text{27.0,1.100%}}{8,1}=33,33$%

    %$m_{Mg}=\dfrac{\text{24.0,225.100%}}{8,1}=66,7$%

    $b) n_{H_2}=0,375(mol)$

    $\to n_{H_2\text{pứ}}=\dfrac{0,375.80}{100}=0,3(mol)$

    Cho $Y$ có công thức là : $R_2O_n$.

    $\to n_{Y_2O_n}=\dfrac{24}{2Y+16n}(mol)$

    Phương trình:

    $nH_2+Y_2O_n\xrightarrow{t^o}2Y+nH_2O$

    Do ta có:

    $n_{H_2}=n_{Y_2O_n}$

    $\to \dfrac{0,3}{n}=\dfrac{24}{2Y+16n}$

    $\to 0,6R+4,8n=24n$

    $\to Y=32n$

    Xét:

    Với $n=1\to Y=32$ (loại).

    Với $n=2\to Y=64 (Cu).$

    Với $n=3 \to R=96$ (loại).

    Vậy $Y$ là $Cu$.

    Trả lời
  2. Đáp án:

    a, 

    `-` `%m_{Al}=33,33%`

    `-` `%m_{Mg}=66,67%`

    b, Y là kim loại Đồng `(Cu)`

    Giải thích các bước giải:

    `-` `n_{H_2}=\frac{8,4}{22,4}=0,375\ (mol).`

    a,

    Phương trình hóa học:

    `2Al + 6HCl \to 2AlCl_3 + 3H_2\uparrow` (1)

    `Mg + 2HCl \to MgCl_2 + H_2\uparrow` (2)

    `-` Gọi `n_{Al}` là a (mol), `n_{Mg}` là b (mol).

    `\to 27a+24b=8,1` (*)

    `-` Theo phương trình: `n_{H_2}=\frac{3}{2}n_{Al}+n_{Mg}`

    `\to 1,5a+b=0,375` (**)

    `-` Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình: 

    \(\begin{cases}27a+24b=8,1\\1,5a+b=0,375\end{cases}\to \begin{cases}a=0,1\\b=0,225\end{cases}\)

    `\to %m_{Al}=\frac{0,1\times 27}{8,1}\times 100%=33,33%`

    `\to %m_{Mg}=\frac{0,225\times 24}{8,1}\times 100%=66,67%`

    b,

    `-` `n_{H_2}=0,375\times 80%=0,3\ (mol).`

    `-` Gọi hóa trị của Y là n.

    `\to` Công thức hóa học của oxit: `Y_2O_n`

    Phương trình hóa học:

    `Y_2O_n + nH_2 \overset{t^o}\to 2Y\downarrow + nH_2O`

    `-` Theo phương trình: `n_{Y_2O_n}=\frac{1}{n}n_{H_2}=\frac{0,3}{n}\ (mol).`

    `\to M_{Y_2O_n}=\frac{24}{\frac{0,3}{n}}=80n` (g/mol).

    `-` Biện luận:

    `n=1\to M_{Y_2O}=80\to M_{Y}=32` (Loại).

    `n=2\to M_{Y_2O_2}=160\to M_{YO}=80\to M_{Y}=64\  (Cu)`

    `n=3\to M_{Y_2O_3}=240\to M_{Y}=96` (Loại)

    `\to` Y là kim loại Đồng `(Cu)`

    \(\boxed{\text{LOVE TEAM}}\)

    Trả lời

Viết một bình luận