I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau: DẶN CON (Trần Nhuận Minh) Chẳng ai muốn làm hành khất,

By Quinn

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
DẶN CON
(Trần Nhuận Minh)
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao,
Con không bao giờ được hỏi:
Quê hương họ ở nơi nào.
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn,
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Đến với Bài thơ hay, Báo Giáo dục và Thời đại, 20/10/2019)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.(0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Cho biết thể loại của bài thơ trên.
Câu 2.(0,5 điểm) Theo đoạn trích, người bố dặn con những gì?
Câu 3.(1,0 điểm) Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ người bố dặn con:
Con không bao giờ được hỏi :
Quê hương họ ở nơi nào.
Câu 4.(1,0 điểm) Những lời khuyên của người cha trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/chị?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự đồng cảm của con người cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong đoạn trích Người lái đò sông Đà nhà văn Nguyễn Tuân từng miêu tả: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và sau cuộc chiến trên mặt trận sông nước thì: “đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá. Nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh … cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”. (trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Phân tích hình ảnh người lái đò trong hai chi tiết trên để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét quan niệm về người lao động Tây Bắc của Nguyễn Tuân.

0 bình luận về “I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau: DẶN CON (Trần Nhuận Minh) Chẳng ai muốn làm hành khất,”

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU

    1.

    Nghị luận

    Thể loại: Thơ 6 chữ

    2, Người bố dặn con hãy cho người ăn xin, không được hỏi là quê hương của người hành khất ở đâu, phải dạy con chó không được cắn người ăn xin.

    3,

    Người cha dặn con như vậy vì muốn con có thể đồng cảm cho những điều khó nói về hoàn cảnh xuất thân dẫn đến tình cảnh nghèo khó như vậy của người ăn xin

    4,

    Những lời khuyên của người cha đã giúp em có thêm sự đồng cảm với những người có cuộc sống khó khăn, để có thể trao đi yêu thương và sống tử tế với những người xung quanh mình hơn nữa.

    PHẦN LÀM VĂN

    1,

    Trong cuộc sống, sự đồng cảm của con người với nhau là sợi dây liên kết bền chặt để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. Thật vậy, sự đồng cảm được thể hiện bằng sự thấu hiểu, tôn trọng và đồng điệu về mặt cảm xúc, tâm hồn. Khi con người có thể đặt mình vào vị trí của những người xung quanh để thấu hiểu, tôn trọng và đồng cảm, ta sẽ hiểu được tâm tư, tình cảm, thái độ và hành động của người khác. Nhờ vậy, ta sẽ càng thêm thân thiết và hiểu thấu được người mà chúng ta yêu thương và trân trọng hơn. Từ đó, ta có thể giúp đỡ họ nếu cần thiết, cũng như đối xử với họ bằng thái độ yêu thương và nhân văn hơn nhiều. Sự đồng cảm là sợi dây gắn kết con người với nhau, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp của con người. Sự đồng cảm là thứ không thể thiếu trong những mối quan hệ tốt đẹp, lâu bền và tốt đẹp. Nhờ có sự đồng cảm mà con người chạm đến trái tim nhau, giúp đỡ nhau và đồng hành cùng nhau vượt qua những thử thách, gian khó trong cuộc sống. Tóm lại, sự đồng cảm là vũ khí tinh thần của con người để cùng nhau vượt qua những khó khăn, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp hơn.

    2,

    A, MB

    – GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành một trong cây bút tiêu biểu xuất sắc của nền văn học mới. Những tác phẩm chính của ông bao gồm: “Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)”,… Về phong cách nghệ thuật, trước cách mạng tháng tám, các tác phẩm của ông thể hiện sự ngông vô cùng thú vị và tài hoa. Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông hướng về những người lao động bình thường bằng giọng văn thấm đẫm tình cảm. Ngôn từ trong văn của Nguyễn Tuân luôn độc đáo, mới lạ.

    – GIỚI THIỆU tác phẩm: Truyện ngắn “Người lái đò sông Đà” là tùy bút xuất sắc của ông được in trong tập Sông Đà (1960). Tác phẩm là thành quả thu được trong chuyến đi gian khổ tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi của tác giả.

    – Hình ảnh của những người lái đò sông Đà đã được tác giả miêu tả ở hai lần khác nhau. Ở mỗi lần, vẻ đẹp của những người lái đò sông Đà bình dị đều được khắc họa với một vẻ đẹp khác nhau. Đó là hai đoạn “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và ” Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh… cũng chả thấy ai bàn thêm một lời naò về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.

    B, TB

    1, Hình ảnh của những người lái đò dũng cảm, tài hoa và hiên ngang trong lúc lái đò.

    – Ở lần miêu tả này, tác giả đã thành công miêu tả hình ảnh của người lái đò sông Đà trên hành trình đi trên sông Đà của mình

    – Chi tiết “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở” tái hiện hình ảnh của người lái đò tựa như một chiến binh tài giỏi, dũng mãnh và tài hoa đứng trước sự uy hiếp mạnh mẽ và kinh hoàng từ nước và đá hiểm trở của sông Đà.

    – Đồng thời, ta cũng thấy được khả năng sử dụng ngôn ngữ tài hoa đắc địa của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông dùng những từ ngữ thuộc trường từ vựng chiến đấu để có thể tái hiện cuộc vượt sông Đà tựa như một cuộc chiến thực sự.

    2, Hình ảnh của những người lái đò bình dị trong đời sống

    – Sau cuộc hành trình dài và đầy rẫy những khó khăn, chắc hẳn đối với những người lần đầu trải nghiệm ngồi thuyền như tác giả chắc chắn sẽ được một phen kinh hãi và kinh hoàng bạt vía trước sự hiểm trở và hiểm nguy của địa hình đá và nước của sông Đà

    – Thế nhưng, đối với những người lái đò, ta thấy họ hiện lên sau cuộc lái đò với dáng vẻ bình thường và thoải mái.

    – Vì đó là công việc hàng ngày của họ, họ đối mặt với sự hiểm nguy hàng ngày đến từ nước và đá của sông Đà nên đối với họ, công việc đó là một công việc bình thường. Vì thế, họ chẳng cảm thấy tự hào hay có những cảm xúc quá đặc biệt sau những chuyến trở về từ “cửa tử” của mình.

    – Từ đó, hình ảnh của những người lái đò hiện lên với vẻ đẹp lao động bình dị, tốt đẹp, chất phác, vừa phi thường vừa giản dị, mộc mạc.

    C, KB

    Tóm lại, ở hai đoạn văn, hình ảnh của người lái đò sông Đà đã được hiện lên với hai trạng thái khác nhau. Dù ở trạng thái nào thì họ cũng toát lên vẻ đẹp chân thực, tài hoa, phi thường. Từ đó, ta cũng thấy được sự tài hoa trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân.

    BÀI LÀM

    Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành một trong cây bút tiêu biểu xuất sắc của nền văn học mới. Những tác phẩm chính của ông bao gồm: “Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)”,… Về phong cách nghệ thuật, trước cách mạng tháng tám, các tác phẩm của ông thể hiện sự ngông vô cùng thú vị và tài hoa. Sau cách mạng tháng tám, phong cách sáng tác của ông hướng về những người lao động bình thường bằng giọng văn thấm đẫm tình cảm. Ngôn từ trong văn của Nguyễn Tuân luôn độc đáo, mới lạ. Truyện ngắn “Người lái đò sông Đà” là tùy bút xuất sắc của ông được in trong tập Sông Đà (1960). Tác phẩm là thành quả thu được trong chuyến đi gian khổ tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi của tác giả. Hình ảnh của những người lái đò sông Đà đã được tác giả miêu tả ở hai lần khác nhau. Ở mỗi lần, vẻ đẹp của những người lái đò sông Đà bình dị đều được khắc họa với một vẻ đẹp khác nhau. Đó là hai đoạn “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và ” Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh… cũng chả thấy ai bàn thêm một lời naò về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.

    Ở đoạn văn thứ nhất, người đọc thấy được hình ảnh của những người lái đò dũng cảm, tài hoa và hiên ngang trong lúc lái đò. Ở lần miêu tả này, tác giả đã thành công miêu tả hình ảnh của người lái đò sông Đà trên hành trình đi trên sông Đà của mình. Chi tiết “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở” tái hiện hình ảnh của người lái đò tựa như một chiến binh tài giỏi, dũng mãnh và tài hoa đứng trước sự uy hiếp mạnh mẽ và kinh hoàng từ nước và đá hiểm trở của sông Đà. Đồng thời, ta cũng thấy được khả năng sử dụng ngôn ngữ tài hoa đắc địa của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông dùng những từ ngữ thuộc trường từ vựng chiến đấu để có thể tái hiện cuộc vượt sông Đà tựa như một cuộc chiến thực sự.

    Ở đoạn văn thứ hai, ta thấy được hình ảnh của những người lái đò bình dị trong đời sống. Sau cuộc hành trình dài và đầy rẫy những khó khăn, chắc hẳn đối với những người lần đầu trải nghiệm ngồi thuyền như tác giả chắc chắn sẽ được một phen kinh hãi và kinh hoàng bạt vía trước sự hiểm trở và hiểm nguy của địa hình đá và nước của sông Đà. Thế nhưng, đối với những người lái đò, ta thấy họ hiện lên sau cuộc lái đò với dáng vẻ bình thường và thoải mái. Vì đó là công việc hàng ngày của họ, họ đối mặt với sự hiểm nguy hàng ngày đến từ nước và đá của sông Đà nên đối với họ, công việc đó là một công việc bình thường. Vì thế, họ chẳng cảm thấy tự hào hay có những cảm xúc quá đặc biệt sau những chuyến trở về từ “cửa tử” của mình. Từ đó, hình ảnh của những người lái đò hiện lên với vẻ đẹp lao động bình dị, tốt đẹp, chất phác, vừa phi thường vừa giản dị, mộc mạc.

    Tóm lại, ở hai đoạn văn, hình ảnh của người lái đò sông Đà đã được hiện lên với hai trạng thái khác nhau. Dù ở trạng thái nào thì họ cũng toát lên vẻ đẹp chân thực, tài hoa, phi thường. Từ đó, ta cũng thấy được sự tài hoa trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân

    Trả lời

Viết một bình luận