khái quát tự nhiên trung và nam mĩ sự phân hoá tự nhiên không chép mạng

By Alice

khái quát tự nhiên trung và nam mĩ
sự phân hoá tự nhiên
không chép mạng

0 bình luận về “khái quát tự nhiên trung và nam mĩ sự phân hoá tự nhiên không chép mạng”

  1. 1. Khái quát tự nhiên.

    a) Về vị trí, giới hạn, diện tích.

    – Vị trí: Eo đất Trung Mĩ, vùng biển Ca – ri -bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

    – Diện tích: 20,5 triệu km².

    ⇒ Là một không gian địa lí rộng lớn.

    – Giới hạn, phía Tây giáp với Thái Bình Dương, phía Đông giáp với biển Ca – ri – bê và Đại Tây Dương.

    b) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti

    – Nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió Tín Phong thổi thường xuyên.

    – Eo đất Trung Mĩ, các dãy núi chạy dọc eo đất có nhiều núi lửa.

    – Quần đao Ăng – ti là một vòng cung đảo.

    – Phía Đông mưa nhiều, rừng rậm phát triển. Phía Tây mưa ít, hình thành rừng thưa, xavan cây bụi.

    c) Khu vực Nam Mĩ.

    – Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình.

    – Hệ thống núi trẻ An – đet ở phía Tây cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.

    – Đồng bằng ở trung tâm: Các đồng bằng Ô – ri – nô – cô, A – ma – dôn, Pam – pa, La – pla – ta.

    – Các sơn nguyên ở phía Đông: Sơn nguyên Guy – a – na, Bra – xin.

    2. Sự phân hóa tự nhiên.

    a) Khí hậu.

    – Có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiến diện tích lớn.

    – Nguyên nhân là do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, ảnh hưởng của địa hình.

    b) Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên.

    *Kiểu môi trường chính và sự phân bố:

    – Rừng xích đạo xanh quanh năm: Phân bố ở đồng bằng A – ma – dôn.

    – Rừng rạm xanh quanh năm: Phân bố ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti.

    – Rừng thưa và xavan: Phân bố ở phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti, đồng bằng Ô – ri – nô – cô.

    – Thảo nguyên: Phân bố ở toàn bộ đồng bằng Pam – pa.

    – Hoang mạc và bán hoang mạc: Đồng bằng duyên hải phía Tây vùng Trung An – đet.

    – Thiên nhiên miền núi An – đet thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ chân núi lên đỉnh núi.

    ⇒ Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú, đa dạng. Phân hóa theo chiều từ Bắc xuống Nam và từ thấy lên cao.

    Trả lời

Viết một bình luận