Khi lai thứ lúa thân cao-hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp-hạt gạo đục. F1 toàn thân cao-hạt đục.cho F1 tự thụ phấn, F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu hìn

By Kinsley

Khi lai thứ lúa thân cao-hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp-hạt gạo đục. F1 toàn thân cao-hạt đục.cho F1 tự thụ phấn, F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao-hạt trong.
biết rằng mỗi cặp tính trạng chỉ do 1 cặp gen alen quy định và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh trứng và tế bào sinh hạt phấn đều giống nhau.
a. xác định tỉ lệ % cá thể của mỗi kiểu hình F2.
b. tìm số cá thể đồng hợp tử và dị hợp tử về 1 và 2 tính trạng trội, số cá thể mang 1 và 2 tính trạng lặn ở F2.
2. Ở đậu hà lan, hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn F1 đồng tính hạt trơn. cho F1 tạp giao, F2 phân tích tỉ lệ (3 hạt trơn:1 hạt nhăn)
a. hãy giải thích phép lai trên.
b. cho F2 tạp giao thì F3 có thể như thế nào?
c. cho F2 tự thụ phấn thì F3 có thể như thế nào? (Đáp số: b.F3 giống F2 c.5 hạt trơn:3 hạt nhăn)
Mọi người giúp mình với .

0 bình luận về “Khi lai thứ lúa thân cao-hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp-hạt gạo đục. F1 toàn thân cao-hạt đục.cho F1 tự thụ phấn, F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu hìn”

  1. Giải thích các bước giải:

    Câu 1:

    Ta có

    F1 dị hợp hai cặp gen :

    F2 cho tỉ lệ kiểu hình thân cao , hạt trong là : 3744 : 15600 = 0.24

    => $\frac{ab}{ab}$ = 0,25 – 0,24 = 0.01 => ab = 0.1 < 0,25 => giao tử hoán vị 

    => AB = ab = 0,1 , aB = Ab = 0,4

    =>  Tần số hoán vị là : 0,1 x 2 = 0,2

    a, F2: A_B_ = 0,01 + 0,5 = 0,51, A_bb = aaB_ = 0,25 – 0,01 = 0,24, aabb= 0,01

    b, Số cá thể đông hợp tử 1 tính trạng trội

    AB/Ab =AB/aB = 0,1 . 0,4 .2 = 0,16

    Số cá thể đồng hợp tử về 2 tính trạng trội

    AB/AB = 0,1 .0,1 = 0,01

    Số cá thể mang1 tính trạng lặn

    A_bb = aaB_ = 0,24

    Số cá thể mang 2 tính trạng lặn

    aabb = 0,01

    Câu 2:

    A- trơn, a- nhắn

    P: AA trơn x aa nhăn

    G: A             a

    F1: 100% Aa

    F1xF1:  Aa trơn x Aa trơn

    G: 1A: 1a         1A:1a

    F2: 1AA : 2 Aa : 1aa

         3 trơn : 1 nhăn

    b. F2 : 1AA : 2 Aa : 1aa => A = 0,5 , a = 0,5

    F2 tạp giao : ( 0,5A : 0,5 a ) x( 0,5A : 0,5 a )=> F3: 1AA : 2 Aa : 1aa 

    c. F2 tự thụ phấn: 

    $\frac{1}{4}$ AA => F3 = $\frac{1}{4}$ AA

    $\frac{1}{2}$ Aa => F3 = $\frac{1}{2}$ x ( $\frac{1}{4}$AA : $\frac{1}{2}$Aa : $\frac{1}{4}$aa)

    $\frac{1}{4}$ aa => F3 = $\frac{1}{4}$aa

    F3:

    AA= aa = $\frac{1}{4}$ + $\frac{1}{8}$ = $\frac{3}{8}$ 

    Aa = $\frac{1}{4}$ 

    Vậy F3 : 5 trơn : 3 nhăn

    Trả lời

Viết một bình luận