Khi lợi ích cá nhân và xã hội mâu thuẫn, cá nhân phải có trách nhiệm gì?

By Madelyn

Khi lợi ích cá nhân và xã hội mâu thuẫn, cá nhân phải có trách nhiệm gì?

0 bình luận về “Khi lợi ích cá nhân và xã hội mâu thuẫn, cá nhân phải có trách nhiệm gì?”

  1.  Lợi ích hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người trong hoạt động. Bất kể một hoạt động nào của con người cũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định, khi xuất hiện nhu cầu, đồng thời là khi con người hình thành nên động cơ lợi ích. Cho nên, có thể hiểu lợi ích chính là sự thỏa mãn nhu cầu của con người, là nhu cầu được đáp ứng. Tuy nhiên, trong hoạt động, con người không làm với tư cách là một cá nhân riêng lẻ, mà luôn thực hiện trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Do đó, thực chất quan hệ xã hội dù được xem xét ở bất cứ lĩnh vực nào đi nữa, cũng là quan hệ lợi ích, là quan hệ giữa người với người trong hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Chính từ đó, hình thành nên các lợi ích khác nhau, có lợi ích cá nhân, có lợi ích tập thể, có lợi ích xã hội. Các lợi ích có thể tương hợp, đồng thuận, có thể mâu thuẫn, xung đột với nhau tùy thuộc vào việc giải quyết và đáp ứng nhu cầu ở mỗi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

    Đạo đức xã hội là hệ thống các chuẩn mực giá trị, các nguyên tắc điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của con người dựa trên cơ sở cùng chung lợi ích của các thành viên trong xã hội, là kết quả của việc giải quyết các quan hệ lợi ích, mà mấu chốt là quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, là sự thừa nhận và thực hiện một cách tự nguyện, tự giác các quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội. Theo đó, thực chất quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội là sự tác động qua lại giữa nhu cầu cá nhân đa dạng, phong phú, thường xuyên vận động, biến đổi với đạo đức được coi là một phương thức điều chỉnh quan hệ lợi ích. Dĩ nhiên, đạo đức xã hội chỉ là một trong nhiều phương thức điều chỉnh, bên cạnh đó còn có các phương thức điều chỉnh bằng luật pháp và các thiết chế khác.

    Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay đang có sự xung đột lớn giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không nên áp đặt, tuyệt đối hóa mặt đối lập mà phải tìm ra điểm tương đồng, có phương thức tác động phù hợp để giải quyết hài hòa mối quan hệ này, làm cho cả lợi ích cá nhân chính đáng và đạo đức xã hội đồng thời phát triển.

    Trả lời
  2. – Kết hợp hài hòa các quan hệ lợi ích.

    – Phát huy vai trò của đạo đức trong quản lý xã hội nhằm định hướng cho sự phát triển đúng đắn của lợi ích cá nhân.

    – Chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhu cầu, động cơ lợi ích cá nhân.

    Trả lời

Viết một bình luận