khoan dung là gì? biểu hiện? giải thích các câu sau: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại Một điều nhịn chín điều lành Chín bỏ làm mười

By Aaliyah

khoan dung là gì? biểu hiện? giải thích các câu sau:
Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại
Một điều nhịn chín điều lành
Chín bỏ làm mười

0 bình luận về “khoan dung là gì? biểu hiện? giải thích các câu sau: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại Một điều nhịn chín điều lành Chín bỏ làm mười”

  1. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác;  biết chấp nhận những yếu đuối vấp phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa  tự tha thứ cho chính mình….

    Biểu hiện của người khoan dung là:

    -biết tha thứ cho người khác khi họ nhận ra lỗi của mình

    -biết cảm thông suy nghĩ cho người khác

    – có tấm lòng luôn bao dung và rộng lượng

    -biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm thông cho họ

    giải thích các câu sau:

    -Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

    GT:Cả “kẻ chạy đi” và “người chạy lại” đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng “kẻ chạy đi” là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã đc nhắc nhở nhiều lần. Còn “người chạy lại” là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những “người chạy lại” và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những “kẻ chạy đi”.Đây là câu ẩn dụ nói về tính cách nhân hậu của người Viẹt nam sẵn sàng tha thứ cho những ai có lỗi mà biết ăn năn hối lỗi .Những người phạm lỗi đáng trách nhưng nếu biết hối lỗi thì sẽ được thông cảm , sẽ có cơ hội phục hồi trở về với cộng đồng.

    -Một điều nhịn chín điều lành

    GT:Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau. Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa.

    Chín bỏ làm mười

    GT:Người ta thường hay nói “Thương nhau thì chín bỏ làm mười”, nghĩa là đã thương nhau thì sẵn sàng bỏ qua, châm chước cho những lỗi lầm của người còn lại; là thay vì hờn giận, trách móc, ta có thể vun vén mà tha thứ cho nhau

    Trả lời

Viết một bình luận