* Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn: ( mỗi ý khoanh đúng 0,25đ ) Câu 1: Theo em hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? A. Khi có khuyết đ

By Reese

* Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn: ( mỗi ý khoanh đúng 0,25đ )
Câu 1: Theo em hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?
A. Khi có khuyết điểm, Bình vui vẻ nhận lỗi để các bạn khỏi phê bình, nhưng sau đó thường không sửa chữa
B. Giờ kiểm tra, Lan không làm được bài nhưng cũng không hỏi bạn ngồi bên cạnh
C. Khi được điểm cao, Hồng đem khoe với các bạn, còn điểm kém thì giấu đi để các bạn khỏi chê là Hồng học kém
D. Vân rất xấu hổ không dám nói với các bạn là mẹ mình làm công nhân vệ sinh.
Câu 2: Tôn sư trọng đạo là:
A. Tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình
B. Tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy cô giáo đã dạy mình
C. Tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy cô giáo khi ở trường
D. Tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy cô giáo đã và đang dạy mình ở mọi nơi mọi lúc.
Câu 3: Em tán thành ý kiến nao dưới đây về tính trung thực?
A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết
B. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên
C. Có thể không nói đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật
D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Chỉ ủng hộ đồng bào bị bão lũ khi có người đến vận động, quyên góp
B. Giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh mình để khi mình gặp khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lại
C. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua khó khăn, có cuộc sống tốt hơn
D. Nhận nuôi người tàn tật, người cô đơn để được tiếng tốt và được nhiều người tài trợ.
Câu 5: Điền Đ, S vào các ý kiến sau đây khi nói về tính giản dị? ( 1đ )
A. Giản dị là sự qua loa, đại khái trong nếp sống và suy nghĩ
B. Giản dị là cái đẹp chân thật, gần gũi và hòa hợp với xung quanh
C. Người sống giản dị là người cổ hủ, lạc hậu, khó hòa đồng
D. Không cần thiết phải sống giản dị nếu bản thân và gia đình có điều kiện về kinh tế.
Câu 6: Điền từ, cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là trung thực?
Trung thực là luôn tôn trọng…………………….., tôn trọng chân lí,………………….; sống ngay thẳng,……………….và dám…………………….nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

0 bình luận về “* Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn: ( mỗi ý khoanh đúng 0,25đ ) Câu 1: Theo em hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? A. Khi có khuyết đ”

  1. Câu 1 ý B 

    Câu 2 ý D

    Câu 3 ý D

    Câu 4 ý C

    Câu 5

    A.S

    B.Đ 

    C.S

    D.S

    Câu 6

    Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

    Trả lời
  2. Câu 1 : 

    B. Giờ kiểm tra, Lan không làm được bài nhưng cũng không hỏi bạn ngồi bên cạnh.

    Câu 2 :

    D. Tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy cô giáo đã và đang dạy mình ở mọi nơi mọi lúc.

    Câu 3 :

    D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.

    Câu 4 :

    C. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua khó khăn, có cuộc sống tốt hơn.

    Câu 5 :

    A. Sai

    B. Đúng

    C. Sai 

    D. Sai

    Câu 6 :

    Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

    Trả lời

Viết một bình luận