làm 1 bài văn thuyết minh về sông bưởi ( ko cần dài quá đâu ak :)))

By Madeline

làm 1 bài văn thuyết minh về sông bưởi ( ko cần dài quá đâu ak :)))

0 bình luận về “làm 1 bài văn thuyết minh về sông bưởi ( ko cần dài quá đâu ak :)))”

  1. Cây bưởi là một trong những cây ăn quả quen thuộc và có lợi ích rất lớn trong kinh tế với con người. Vì thế theo một lẽ tự nhiên cây bưởi trở nên gắn bó và được mọi người yêu thích.

    Cây bưởi thuộc chi Cam chanh, có nguồn gốc ở khu vực châu Á, một loài cây khá phổ biến ở Việt Nam. Cây bưởi có thể sống hơn 30 năm tuỳ vào giống cây và cách chăm sóc. Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3-4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Từ thân cây chia thành ba cành lớn, từ ba cành lớn chia thành nhiều cành, cành có gai dài, nhọn. Lá bưởi có gân hình mạng, phiến lá hình trứng, dài 10 -12 cm, rộng 5-6 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.

    Hoa bưởi rất đẹp. Hoa bưởi màu trắng ngà ngà, là loại hoa kép có năm cánh nở uốn cong bao quanh nhị vàng như màu nắng mùa thu. Hoa bưởi không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng chùm với nhau. Mỗi chùm có khoảng sáu đến mười bông hoa. Hoa bưởi rất thơm. Mùi hương nhè nhẹ không gắt mà thoang thoảng trong gió rất dễ chịu.

    Quả bưởi hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Da bưởi trơn, bóng. Nhìn xa trông những quả bưởi lúc lỉu thích mắt. Hạt bưởi màu trắng, dẹt, rất có lợi trong nhiều bài thuốc tốt.

    Họ hàng nhà bưởi rất phong phú và đa dạng. Việt Nam là một trong những vùng nguồn gốc cây bưởi nên có rất nhiều giống bưởi, có nhiều giống bán hoang dại chua đắng, nhưng cũng có nhiều giống ngon như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, bưởi Biên Hoà…

    Cây bưởi có rất nhiều lợi ích đối với đời sống chúng ta. Hoa bưởi thơm thường được dùng để tết thành vòng hoa, ướp chè. Chè ướp hương hoa bưởi trở thành thức uống đặc sản dân giã của con người Việt Nam. Hoa bưởi cũng được dùng cùng vỏ bưởi để nấu thành nước gội đầu cho các bà các mẹ các chị vì không chỉ gội rất sạch mà còn rất thơm.

    Tháng Tám hàng năm là mùa bưởi chín. Những quả bưởi chín lúc lỉu được hái xuống mang lên thắp hương ngày Rằm. Những múi bưởi dưới bàn tay trang trí khéo léo được tạo thành những hình thù ngộ nghĩnh cho mâm hoa quả Trung Thu. Bởi vậy mùa thu nhắc tới gắn liền với cây bưởi.

    Ngoài ra bưởi còn được chế biến thành nhiều thức ăn tốt cho sức khoẻ như salad, chè bưởi, nước ép bưởi,… Những món ăn đó có chứa nhiều vitamin có lợi cho da và hệ tiêu hoá. Vì thế bưởi còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh như đau bụng, ăn không tiêu, vàng da,…

    Những người dân trồng bưởi muốn thu được vụ mùa cao phải có những bí quyết riêng của mình. Họ cần chú ý đến những yếu tố sau : Giống cây phải chuẩn, kỹ thuật chăm sóc cây phải khéo léo, chính xác,…Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như : Đất ẩm, kết cấu xốp, khí hậu ôn hoà, nguồn nước cung cấp cho cây phải sạch, phân bón vừa đủ, đúng lúc…

    Cây bưởi có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống chúng ta. Nó là loại cây đa năng góp phần tăng nguồn vốn sinh hoạt cho người dân. Vì thế cây bưởi luôn được mọi người yêu quý và trân trọng.

    Trả lời
  2. BÀI LÀM:

    Nói về nơi bắt nguồn Sông Bưởi có điều rất đặc biệt. Sông này có hai nhánh, gần như không phân biệt được nhánh chính, phụ. Từ nơi bắt nguồn đến nơi hợp lưu với hướng cơ bản tây bắc – đông nam và gần như chảy song song với nhau, gần dài như nhau, lưu vực và lưu lượng nước cũng gần nhau. Một nhánh (coi là nhánh chính) bắt nguồn từ xã Phú Cường huyện Tân Lạc, sau khi thu nhận nước từ các con suối từ vùng núi Chu, cao 450 m thuộc xã Ba Khan huyện Mai Châu, của xã Phú Vinh, xã Phú Cường huyện Tân Lạc thành đầu nguồn của sông. (xem thêm Sông bưởi bắt nguồn từ đâu).Nhánh kia bắt nguồn từ vùng núi cao xã Trung Hòa, huyện Tân Lạc (ngang với xã Phú Cường về phía đông Bắc). Cả hai nhánh này, đều nằm ở phía nam hồ Hòa Bình, nơi bắt nguồn cách hồ này khoảng 7–10 km. Hai nhánh này chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua địa phận huyện Tân lạc, vào địa phận huyện Lạc Sơn, hợp lưu tại khu vực giáp ranh giữa xã Định Cư và Hương Nhượng, phía tây nam thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn thành một dòng 

    Sau đó sông hợp lưu với nhánh thứ ba bên tả ngạn cách đó khoảng 2 km, tại trung tâm thị trấn Vụ Bản, rồi tiếp tục chảy qua huyện Lạc Sơn, vượt qua phía tây Vườn quốc gia Cúc Phương. Nhánh bên tả ngạn ngắn hơn hai nhánh nói trên, cũng với 2 nhánh khá lớn là (Sông Vó, Sông Yên Phú) nhưng có nguồn nước dồi dào từ vùng núi đất cao của vùng Núi Cốt Ca cao trên 1000m và vùng núi phía đông nam của huyện Lạc Sơn, tăng nguồn nguồn thủy lực cho con sông lên gấp bội. Khi Đến gần Dốc Lào trong địa phận xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, nó hợp lưu với một nhánh nhỏ phía hữu ngạn rồi chảy tiếp qua địa phận huyện Thạch Thành. Tới địa phận các xã Thạch Định, Kim Tân, nó đổi hướng thành bắc-nam và chảy ngoằn ngoèo qua địa phận huyện Vĩnh Lộc để sau cùng đổ vào bờ trái sông Mã, nơi giáp ranh các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Khang (huyện Vĩnh Lộc) và Yên Thái (huyện Yên Định), tỉnh Thanh Hóa. Tổng chiều dài 130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km², độ cao trung bình 247 m, độ dốc trung bình 12,2%, mật độ sông suối 0,59 km/km². Tổng lượng nước 1,65 km³, tương ứng với lưu lượng bình quân 52,2 m³/s và môđun dòng chảy năm 27,7 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 80,4% lượng nước cả năm, lớn nhất vào tháng 9-10 (chiếm 27,9% lượng dòng chảy cả năm).

    Ngày 20-12-2013, Sở Tài nguyên- môi trường Thanh Hóa cho biết, liên quan đến thông tin cá chết trắng trên sông Bưởi những ngày qua, giám đốc nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Tân Hiếu Hưng (đóng tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) thừa nhận đã có sự cố vỡ cống thu gom nước thải không qua hệ thống xử lý, thải trực tiếp vào môi trường, chảy ra sông Bưởi vào đêm 6- 12 và sáng 7- 12.[4]

    Sáng ngày 5-5, ông Lê Duy Dương, Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, cho biết mấy ngày qua, đoạn sông Bưởi chảy qua địa bàn xã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Theo báo cáo của UBND xã Thạch Lâm, vào ngày 4-5, chính quyền xã này nhận được tin báo từ thôn Biện, thôn Đồi cho biết dọc sông Bưởi đoạn chảy từ tỉnh Hòa Bình về xuất hiện tình trạng cá chết nổi trắng sông, nước sông có màu xanh đục, bốc mùi hôi thối và nhiều bọt trắng xóa. Người dân nơi đây khẳng định nguyên nhân làm cho nguồn nước bị ô nhiễm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là do 2 nhà máy chế biến nông sản tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình xả thải ra sông gây nên.[5]

    Sáng 7/5, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa) cho biết, lãnh đạo Công ty CP mía đường Hòa Bình (trụ sở tại xã Tân Mỹ, Lạc Sơn, Hòa Bình) thừa nhận đã xả nước thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi. Việc xả thải bẩn diễn ra nhiều ngày liên tiếp trong khoảng nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Đây là nguyên nhân khiến cá trên sông chết hàng loạt. Đến chiều 6/5, ngoài cá sinh sống trong môi trường tự nhiên, đã có gần 7 tấn cá nuôi tại các lồng bè trên sông Bưởi của người dân các xã Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Mỹ (huyện Thạch Thành) bị chết.[6] Tính đến 10h ngày 7/5, tổng số lượng cá lồng bị chết là 17.385 kg, gồm 73/109 lồng và 32/49 hộ nuôi cá lồng bị chết hoàn toàn.[7]

    Theo báo Dân trí, Bộ TN&MT vừa chỉ đạo Tổng cục Môi trường thành lập Đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa. Đoàn công tác của Bộ TN&MT sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa xác định rõ nguyên nhân gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm và có các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Bưởi. Đồng thời có biện pháp xử lý vi phạm đối với Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình để làm cơ sở yêu cầu công ty đền bù thiệt hại về kinh tế cho nhân dân.[7]

    Ngày 14-5 thêm cá lồng nuôi trên sông Bưởi của các hộ dân ở xã Thạch Cẩm, Thạch Định bị chết. Đến chiều 15-5, tại xã Thạch Cẩm có 7 hộ, xã Thạch Định có 3 hộ nuôi cá lồng có cá chết, với tổng trọng lượng hơn 1,1 tấn. Phần lớn số cá bị chết là cá trắm, đã đến kỳ thu hoạch

    Trả lời

Viết một bình luận