làm bài phân tích khổ giữa của bài đồng chí (ko mạng ,ko spam) tối mình vote và c

By Peyton

làm bài phân tích khổ giữa của bài đồng chí (ko mạng ,ko spam) tối mình vote và ctlhn giờ mình phải đi học ai spam nhờ các bạn trong hoidap hoặc mod báo cáo giùm mình thank you mod và các thành viên hỏi đáp

0 bình luận về “làm bài phân tích khổ giữa của bài đồng chí (ko mạng ,ko spam) tối mình vote và c”

  1. Mik sẽ chia nhỏ các ý ra để bãn dễ hiểu nha!!
    Đc thì cho mình ctlhn!!!

    I – Mở bài 

    – Chính Hữu là một nhà thơ quân đội và là người lính trung đoàn thủ đô, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính Hữu viết không nhiều, hầu như chỉ viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ Chính Hữ cô đọng hàm súc, giàu hình tượng, cảm xúc dồn nén.

    – Bài thơ “Đồng chí” được viết vào năm 1948 trích trong tập thơ ” Đầu súng trăng treo”. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất, xuất sắc viết về người lính trong thời kig này.

    – Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà cao cả, tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của anh lính cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

    II – Thân bài

    1. Cảm nhận chung

    Bài thơ ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp, nhưng không sa vào khung hướng lãng mạn hóa. Bài thơ hướng vào hiện thực đời sống của người lính, khai thác vẻ đẹp và chất thơ lãng mạn trong cái bình dị, bình thường của cuộc đời người chiến sĩ cách mạng trong buổi đầu đối mặt với bao khó khắn, gian khổ của cuộc chiến.

    – Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm hai mươi dòng, chia làm 3 đoạn. Đoạn một với bảy câu đầu, đoạn hai gồm mười câu tiếp theo, đoạn ba là ba câu cuối. Sức nặng tư tưởng và cảm xúc dồn tụ vào câu thơ cuối của mỗi khổ thơ để gây ấn tượng sâu đậm về tình đồng đội, đồng chí của người lính cụ hồ trong kháng chiến chống Pháp.

    2. Phân tích thơ

    Bảy câu thơ đầu khép lại nói lên cơ sở hình thành của tình đồng chí thì mười câu thơ tiếp theo nói lên biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

              “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

              Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

              Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

              Anh với tôi, biết từng cơn ớn lạnh

              Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

              Áo anh rách vai

              Quần tôi có vài mảnh vá

              Miệng cười buốt giá 

             Chân không giày

             Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

    – Tình đồng chí của những người lính đó là sự cảm thông sâu xa, những tâm tư, tình cảm và nỗi lòng của nhau.

              Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

             Gian nhà không mặt kệ gió lung lay

    + Tôi và anh cả hai có cùng hoàn cành đơn chiếc. Tối phải gửi lại ruộng nương cho bạn thân cày, anh phải bỏ lại gian nhà không có một tài sản nào quý giá. ” Gian nhà không” – Một gian nhà xiêu vẹo, hiu quạnh chỉ cần một cơn gió nhẹ sẽ ngã đổ bất cứ lúc nào “Gió lung lay”

    + Nhưng anh và tôi đã mặc kệ” tất cả để ra đi. Thái độ “mặc kệ” không phải thái đôh vô trách nhiệm với gia đình, quê hương mà là thái độ dứt khoát và cương quyết đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ra đi vì nghĩa lớn “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”

    – Câu thơ tiếp theo “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” 

    + Hình ảnh “giếng nước gốc đa” mang ý nghĩa hoán dụ. Giếng nước gốc đa là biểu tượng của quê hương, của làng quê Việt Nam.

    + “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” vửa sử dụng nghệ thuật hoán dụ vừa sử dụng nghệ thuật nhân hóa cho thấy sự gần gũi, gắn bó của người lính với quên hương. Qua đó làm nổi bật tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng của người lính và đó cũng chính là tình yêu nước sâu sắc của người lính, bởi tình quê hương là cội nguồn của tình yêu nước.

    +  Tình đồng chí là cùng nhau trải qua những gian lao khó khăn trong cuộc đời của người lính.

              “Anh với tôi biết tường cơn ớn lạnh

              Sốt run người vần trán ướt mồ hôi”

     Hình ảnh thơ cho ta thấy cuộc sống đầy gian khổ của những người lính trong thời kì này. Họ phải trải qua những cơn sốt rét rừng quái ác hành hạ họ, có thể lấy đi mạng sống của họ bất cứ lúc nào. Có thể nói rằng ai đã từng là người lính trong thời kì nayfthif không ai không từng trải qua những cơn sốt rét rừng hành hạ. Chúng ta đã từng bắt gặp trong hình ảnh này trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

              “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

              Quân xanh màu áo vẻ oai hùng”.

    + Những cơn sốt rét rừng đã làm cho cả một đoàn quân không mọc được tóc. Có bao nhiêu người lính đã mãi mãi nằm xuống dưới lòng đất mẹ đâu phải chỉ vì làn tên mũi đạn mà còn vì những cơn sốt rét rừng quái ác hành hạ.

    + Không chỉ có vậy, những người lính trong thời kì này còn chịu cảnh đói ăn, thiếu mặc khó khăn thiếu thốn đủ bề, ngay cả những quâng trang, quân bijcaanf thiết nhất cũng không có :“Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá – Chân thì không giày”. Những chi tiết rất chân thực, sử dụng hình ảnh sóng đôi, nhà thơ đã miêu tả một cách cụ thể và rõ nét cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của người lính.

    – “Miệng cười buốt giá” làm nổi bật lên tinh thần lạc quan của người lính. Dẫu trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn như vậy thì những người lính vẫn cười dù chỉ là “Cười buốt giá”, chứ không cười sảng khoái như kiểu cười “ha ha” của người lính trong thời kì chống Mĩ của Phạm Tiến Duật.

    – Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” càng làm nổi bật lên tình đồng đội, đồng chí của người lính. Họ nắm chặt tay nhau trong khó khăn gian khổ, Họ trao nhau cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, đồng chí. Chính hơi ấm từ cái nắm tay đó như đã tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua bao gian lao thử thách.

    III – Kết bài

    Bài thơ “Đồng chí” sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, hình ảnh thơ song hành, thành ngữ, hình ảnh thơ chân thực, hàm súc và hình tượng, cảm xúc thơ dồn nén. Bài thơ đã cho ta cảm nhận được tình đồng chí của những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là tình cảm được hình thành dựa trên cơ sở bền chặt. Đó là tình cảm của người nông dân chân lấm tay bùn nhưng tình cảm họ thì thật đẹp đẽ và thiêng liên biết bao.

    Nếu thấy hay thì nhớ cho mình ctlhn + cảm ơn +5* nhoa

    Trả lời

Viết một bình luận