Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về Lòng yêu nước?

By Anna

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về Lòng yêu nước?

0 bình luận về “Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về Lòng yêu nước?”

  1. Lập dàn ý

    1. MỞ BÀI

    Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống.

    Vậy lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

    II. THÂN BÀI

    a. Giải thích: 

    (Đặt câu hỏi: là gì?)

    Lòng yêu nước là gì? 

    Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống.

    b. Đưa ra các biểu hiện:

    (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

    Tại sao chúng ta phải có lòng yêu nước?

    + Một con người có lòng yêu nước là người có những tình cảm cao đẹp, trong sáng và luôn vì sự phát triển của đất nước mà cống hiến hết mình.

    + Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.

    + Người có lòng yêu nước thì dù đi đâu, làm gì, ở bất cứ nơi nào thì trong tim vẫn luôn hướng về cội nguồn, đất nước.

    -Dẫn chứng: 

    Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…

    c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

    Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay.

    III. KẾT BÀI

    Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.

    Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn.

    Trả lời
  2. 1, Mở đoạn

    – Dẫn dắt vấn đề

    2, Thân đoạn

    – Biểu hiện:

    + Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc

    + Nó được nhân dân ta phát huy, giữ gìn từ đời này qua đời khác

    – Thực trạng:

    + Không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp đó

    + Nhiều em luôn bồi dưỡng cho mình một tinh thần yêu nước nồng nàn

    – Nguyên nhân:

    + Tinh thần yêu nước được nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục, truyền bá rộng rãi cho các em

    + Các em học sinh nhận thức được rằng đây là một trong những yếu tố cần có

    + Tinh thần yêu nước được các em học sinh nâng niu, coi trọng

    – Kết quả:

    + Tinh thần yêu nước luôn sẵn có và thường trực trong mỗi em

    + Tuy nhiên có những em không có tinh thần yêu nước, luôn có những hành động chống phá Tổ quốc do chưa có nhận thức đúng đắn.

    – Biện pháp:

    + Không ngừng rèn luyện phát huy, giáo dục tinh thần yêu nước trong mỗi em

    + Ngăn chặn những hành vi chống phá cách mạng, Đảng và nhà nước

    – Liên hệ:

    + Luôn mang trong mình một tinh thần yêu nước nồng nàn

    + Khi đất nước cần, sẵn sàng góp sức nhỏ bé của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    3, Kết đoạn

    – Khẳng định lại giá trị của tinh thần yêu nước

    – Khái quát lại vấn đề

    Trả lời

Viết một bình luận