lập hộ cái đề cương gồm t/giả, tác phẩm, NDNT, thể thơ, PTBĐ, kiểu vb cảu những tp sau: Nhớ rừng, ông đồ, khi con tu hú, quê hương, ngắm trăng, tức cả

By Aaliyah

lập hộ cái đề cương gồm t/giả, tác phẩm, NDNT, thể thơ, PTBĐ, kiểu vb cảu những tp sau:
Nhớ rừng, ông đồ, khi con tu hú, quê hương, ngắm trăng, tức cảnh pác pó.
ai làm hay, dễ hỉu nhất hứa vote 5s+ CTRLHN
Helpmeeee mai thi r!!

0 bình luận về “lập hộ cái đề cương gồm t/giả, tác phẩm, NDNT, thể thơ, PTBĐ, kiểu vb cảu những tp sau: Nhớ rừng, ông đồ, khi con tu hú, quê hương, ngắm trăng, tức cả”

  1. 1: Nhớ Rừng :

    *tác giả , tác phẩm :

    – Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ

    – Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)

    – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

       + Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 – 1945)

       + Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như trinh thám, truyện kinh dị…

    + Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có công trong xây dựng ngành kịch nói ở nước ta

       + Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000

       + Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên lôi, Mấy vần thơ…

    – Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó thể hiện những ẩn ý sâu sắc vô cùng.

    – Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935

    * thể thơ : thuộc thể thơ 8 chữ :

    * PTBĐ:

    Phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm

    Còn nếu hỏi phương thức biểu đạt sẽ có cả tự sự, miêu tả, biểu cảm.

    2:Ông Đồ

    * tác giả , tác phẩm:

    – Vũ Đình Liên (1913 – 1996)

    – Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

    – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

       + Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.

       + Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.

    – Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.

    – Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…

    – Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.

    * Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.

    * Thể Thơ : thơ 4 chữ 

    – Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.

    – Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ

    – Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ.

    – Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm.

    3: khi con tu hú:

    Tác giả , tác phẩm :

    – Tố Hữu (1906 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

    – Quê quán: Thừa Thiên Huế

    – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

       + Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn đang học ở Huế

       + Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ thuật.

       + Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996

    – Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào

    – Sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam.

    – Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.

    * thể thơ lục bát .

    PTBĐ:  Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

    4: quê hương:

    * tác giả tác phẩm :

    – Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh

    – Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

    – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

       + Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương

       + Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến

       + Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

    – Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết

    – Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

    – Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

    – Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

    – Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

    – Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật

    *PTBĐ:

    – Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

    *Thể Thơ : Bát Ngôn Tứ Tuyệt

    5:Ngắm Trăng :

    *Tác giả , tác phẩm 

    – Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

    – Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

       + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

       + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

       + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

    – Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.

    – Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

    – Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

    – Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

    – Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ

    – Ngôn ngữ lãng mạn

    – Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành

    *THỂ THƠ : Thất ngôn tứ tuyệt

    PTBĐ: – Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự

    6:Tức Cảnh Pác Bó 

    *Tác giả, tác phẩm:

    (tác giả như ngắm trăng )

    *Hoàn cảnh sáng tác

    – Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

    * Thể thơ

    – Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

    * Giá trị nội dung

    – Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ

    * Giá trị nghệ thuật

    – Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

    – Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn

    – Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

    *PTBĐ:– Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự.

    Trả lời

Viết một bình luận