Mn giúp e vs: Nhận xét về việc phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em cư trú P/s: E ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh TN

By Josephine

Mn giúp e vs: Nhận xét về việc phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em cư trú
P/s: E ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh TN

0 bình luận về “Mn giúp e vs: Nhận xét về việc phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em cư trú P/s: E ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh TN”

  1. Tăng cường các giải pháp đồng bộ, tập trung đổi mới có hiệu quả

    Phòng, chống TNXH là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở. Đảng, Nhà nước xác định, phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội.

    Dự báo thời gian tới, tính chất, mức độ của các TNXH ngày càng phức tạp, nguy hiểm hơn. Hậu quả của nó không những xâm phạm nghiêm trọng đến tình hình an ninh-trật tự, kỷ cương xã hội, lợi ích của Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mỗi cá nhân, hạnh phúc của từng gia đình; các nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, liều lĩnh; độ tuổi người vi phạm ngày một trẻ hóa; địa bàn hoạt động của các TNXH không chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các tuyến trọng điểm mà lan rộng, chuyển hướng tới các vùng nông thôn, địa bàn khó khăn… Vì vậy, từ nay tới năm 2020 và giai đoạn tiếp theo, các cấp, các ngành và địa phương tập trung thực hiện những nội dung trọng tâm sau:

    * Về nhiệm vụ chung

    – Nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền theo nhiệm vụ, nội dung tại Quyết định 2140/QĐ-TTg ngày 30/12/2017 nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân trong công tác phòng, chống TNXH. Chú trọng các biện pháp phòng ngừa xã hội ngay từ trong mỗi gia đình, cộng đồng dân cư.

    – Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, đổi mới công tác quản lý, điều hành của chính quyền, đồng thời, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội trong công tác phòng, chống TNXH.

    – Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống TNXH và các đạo luật có liên quan. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan Thường trực của Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (UBQG) với các cơ quan tư pháp như Viện kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân trong việc phòng ngừa, đấu tranh, xét xử các vụ việc liên quan tới TNXH.

    – Tiếp tục bồi dưỡng năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, tư vấn viên, tình nguyện viên ở cơ sở; từng bước tập trung đổi mới phương pháp, cách thức phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống TNXH.

    – Thực hiện có hiệu quả Quyết định 565/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển dịch vụ hỗ trợ xã hội, giai đoạn 2016-2020. Xây dựng, hoàn thiện khung kinh tế – kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ xã hội để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người bán dâm, nạn nhận bị mua bán tại cộng đồng. Đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống TNXH. Huy động các nguồn lực xã hội hóa, kể cả trong nước và ngoài nước.

    – Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ, học tập kinh nghiệm, mô hình tiên tiến, nhân văn trong phòng, chống TNXH.

    * Giải pháp cụ thể

     Đối với công tác điều trị, cai nghiện phục hồi: Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2596/QĐ-TTg, Quyết định số 424/QĐ-TTg, Chỉ thị số 25/CT-TTg theo hướng tăng cường công tác cai nghiện tự nguyện; tổ chức hội thảo giữa các Bộ, ngành và địa phương nhằm thống nhất quan điểm về cai nghiện và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu của người cai nghiện.

    Đẩy nhanh tiến độ rà soát sửa đổi, bổ sung những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và Luật xử lý vi phạm hành chính (phần liên quan đến lĩnh vực điều trị, cai nghiện ma túy) phù hợp với quan điểm điều trị, cai nghiện mới, tiến bộ.

    Xây dựng hoàn thiện các chế độ, chính sách hỗ trợ người cai nghiện. Đảm bảo kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các Cơ sở cai nghiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, nhất là cán bộ trực tiếp ở cơ sở theo Thông tư số 04/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

    – Về lĩnh vực phòng, chống mại dâm: Tiếp tục triển khai Quyết định 361/QĐ-TTg về Chương trình phòng, chống mại dâm, giai đoạn 2016-2020; nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật về mại dâm, đảm bảo tính nhất quán và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh TNXH; lồng ghép công tác phòng, chống mại dâm với các chương trình an sinh xã hội ở địa phương như Chương trình xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống mua bán người… Trong đó, ưu tiên cho các khu vực trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

    Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền có hiệu quả về việc giáo dục hành vi tình dục an toàn, lành mạnh; phòng chống HIV/AIDS và tội phạm mua bán người tại cộng đồng, các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ… nhằm nâng cao nhận thức, hạn chế nguy cơ bị mua bán, bị ép buộc làm mại dâm – nhất là đối với nhóm lao động di cư, tìm kiếm việc làm.

    Thực hiện nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội tại cộng đồng cho người bán dâm nhằm từng bước phòng, chống bạo lực, giảm tác hại do mại dâm gây ra với đời sống xã hội; khuyến khích, hỗ trợ người bán dâm từng bước chuyển đổi việc làm, có thu nhập, tái hòa nhập cộng đồng bền vững.

     Công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về: Các cấp, các ngành tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 2546/QĐ-TTg, Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg. Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1057/QĐ-LĐTBXH. Nghiên cứu, rà soát, đánh giá thực trạng chính sách, pháp luật về công tác hỗ trợ nạn nhân, từ đó đề xuất, sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.

    Triển khai xây dựng thí điểm và nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác hỗ trợ nạn nhân trong cơ sở bảo trợ xã hội tại các địa phương.

    Phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tình hình nạn nhân bị mua bán; tham mưu, đề xuất với Bộ trình Chính phủ, UBQG tổ chức ký kết hợp tác song phương/đa phương với các nước (trước hết là các quốc gia có chung đường biên giới) nhằm hạn chế những rào cản trong việc xác minh, giải cứu, hồi hương và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nói riêng và xử lý các tội phạm liên quan tới TNXH nói chung.

     Chúc bạn học tốt

    Trả lời
  2. Việc phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương e là rất tốt

    Mọi người tuyên truyền hưởng ứng, nắm bắt đc tác hại và gây ra những hệ luỵ cho cuộc sống,lên án những con người đi theo con đường tệ nạn đó,ko nên lôi kéo trẻ e vào tệ nạn và tránh xa

    Trả lời

Viết một bình luận