Mn ơi cho mik hỏi có cách nào để dễ dàng phân tích biểu đồ khí hậu và nhận biết kiểu khí hậu trong môn địa lớp 7 hok

By Arya

Mn ơi cho mik hỏi có cách nào để dễ dàng phân tích biểu đồ khí hậu và nhận biết kiểu khí hậu trong môn địa lớp 7 hok

0 bình luận về “Mn ơi cho mik hỏi có cách nào để dễ dàng phân tích biểu đồ khí hậu và nhận biết kiểu khí hậu trong môn địa lớp 7 hok”

  1. Cách đọc biểu đồ và lượng mưa

    Cần đọc lần lượt đường biểu diễn nhiệt độ và các cột lượng mưa trong năm để biết thông tin về khí hậu nơi đó.

    * Đọc đường biểu diễn nhiệt độ cần khai thác:

    + Những tháng có Nhiệt độ cao nhất ? tháng có Nhiệt độ cao nhất ? (Mùa

    hè)

    +Những tháng có Nhiệt độ thấp nhất ? tháng có Nhiệt độ thấp nhất ? ( Mùa

    đông)

    + Biên độ nhiệt. ( Nhiệt độ cao nhất – Nhiệt độ thấp nhất)?

    + Nhiệt độ trung bình năm?

    + Qua đó biết đặc điểm chế độ nhiệt thuộc kiểu khí hậu nào.

    Ví dụ 4: Hình7.3: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội

    Nhiệt độ tháng nóng nhất là tháng 7 ( 30 độ C) lạnh nhất là tháng 1 ( 16 độ C)

    Biên độ nhiệt là: 14 độ C; nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 độ C

    Từ đó rút ra Hà Nội thuộc khí hậu nhiệt đới.

    * Đọc lượng mưa cần khai thác các thông tin sau:

    + Những tháng có Mưa nhiều? Tháng có lượng mưa lớn nhất? (Mùa

    mưa)

    + Những tháng có Mưa ít? Hoặc không mưa. Tháng có lượng mưa nhỏ

    nhất? (Mùa khô)

    + Sự phân bố mưa như thế nào? mưa đều quanh năm hay tập trung

    theo mùa?

    + Tổng lượng mưa cả năm

    Các thông tin trên cho biết đặc điểm chế độ mưa của địa phương

    thuộc kiểu khí hậu nào?

    Ví dụ:

    – Mưa vào thu đông => Khí hậu Địa Trung Hải

    – Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm => Môi trường xích đạo ẩm

    – Mưa tập trung một mùa, nhiệt độ lớn hơn 22 độ C, thời kỳ khô hạn dài => Môi trường nhiệt đới

    – Mùa đông ấm, hè mát, mưa quanh năm và mưa nhiều vào thu đông => Môi trường ôn đới hải dương.

    – Mùa đông rét, hè mát, mưa nhiều vào hè => Ôn đới lục địa

    – Mưa ít, nhiệt độ cao quanh năm, đông lạnh => Môi trường hoang mạc.

    Trả lời

Viết một bình luận