Mọi người giúp em không em lại bị cô chửi chết mất. Hứa vote 5 sao ạ “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân

By aikhanh

Mọi người giúp em không em lại bị cô chửi chết mất. Hứa vote 5 sao ạ
“Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào vê những trang ỉịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Tràn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công ỉao của các vị anh hừng dân tộc, vì các vị ấy ỉà tiêu biểu của một dân tộc anh hùng/’ (Hồ Chí Minh, “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
Câu 1. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2. Chỉ ra câu văn nêu luận điểm trong đoạn văn trên.
Câu 3. “Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung” là yếu tố nào trong văn nghị luận?
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 5. Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Câu 6. Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định: “lịch sử của ta có nhiều cuộc kháng chiến chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? Những dẫn chứng đó được sắp xếp theo trình tự ra sao và giúp tác giả thể hiện điều gì?

0 bình luận về “Mọi người giúp em không em lại bị cô chửi chết mất. Hứa vote 5 sao ạ “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân”

  1. Câu 1: Nội dung chính:

    – Trên những trang lịch sử hào hùng cũng có rất nhiều cuộc kháng chiến chứng tỏ tinh thần yêu nước, để người đời đời nhớ ơn công lao của các vị anh hùng.

    Câu 2: Câu văn nêu luận điểm: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.

    Câu 3: 

    “Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung” là dẫn chứng được tác giả đề cập ra trong văn nghị luận để làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.

    Câu 4:

    Biện pháp tu từ: Liệt kê

    => – Làm cho đoạn văn tăng sự thuyết phục với người đọc, người nghe.

    – Để diễn tả một cách khái quát về những anh hùng trong lịch sử, những cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc ta để nhấn mạnh về ý cho luận điểm “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.”

    – Để biết được rằng Bác rất trân trọng những người anh hùng đó, để cho chúng ta thấy rằng phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng gửi gắm vào đó là niềm tự hào của Người.

    Câu 5: Dấu chấm lửng để chúng ta biết rằng: Không chỉ có những vị anh hùng ấy mà còn có rất nhiều vị anh hùng khác cũng mang trong mình tinh thần yêu nước này, không thể kể hết được.

    Câu 6: Dẫn chứng ta giả đưa ra: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Tràn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

    Những dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự: trước sau của các thời đại trong lịch sử.

    => Tác giả muốn đưa anh hùng của xưa để tăng thêm sức thuyết phục cho luận điểm, qua đó nhấn mạnh tinh thần yêu nước của dân ta cùng với sự tự hào của dân tộc.

    Trả lời
  2. Câu `1:`

    – Nội dung chính: Tác giả đã đưa ra các cuộc khởi nghĩa của các anh hùng ngày xưa để thế hệ trẻ ghi nhớ và biết ơn những công lao lẫy lừng của họ.

    Câu `2:`

    – Câu văn mang luận điểm: ” Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. “

    Câu `3:`  

    – ” Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ” `->` dẫn chứng để chứng minh tinh thần yêu nước trong văn nghị luận.

    Câu `4:` 

    – Biện pháp tu từ: Liệt kê: ” Bà Triệu, Tràn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…” 

    – Tác dụng:

    + Liệt kê làm cho câu văn lưu loát, tăng nhịp điệu, lập luận sắc bén và tăng tính thuyết phục với người đọc.

    + Liệt kê diễn tả đầy đủ những danh tướng nổi tiếng, oai hùng trong những cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc lẫy lừng, vẻ vang để khẳng định tinh thần yêu nước của dân tộc. 

    + Liệt kê thể hiện thái độ tác giả: Trân trọng, đề cao, ngợi ca những chiến công hiển hách của các vị anh hùng, đồng thời tự hào về tinh thần yêu nước của dân tộc và mong muốn mọi người hãy ghi nhớ, biết ơn, phát huy truyền thống yêu nước ấy.

    Câu `5:`

    – Dấu chấm lửng hay còn được gọi là dấu `3` chấm có tác dụng: Tỏ ý vẫn còn nhiều những vị danh tướng lẫy khác, không thể kể hết được.

    Câu `6:`

    – Dẫn chứng: ” những trang ỉịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Tràn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… “

    – Những dẫn chứng được sắp xếp một cách hợp lý, sắc bén, chặt chẽ với nhau, tăng tính thuyết phục cho người đọc. Từ cụ thể cho đến khái quát càng làm cho câu văn hấp dẫn, xác thực.

    – Tác giả: Muốn nhấn mạnh vào những công lao của những vị anh dũng xưa để khẳng định tinh thần yêu nước của dân tộc.

    Trả lời

Viết một bình luận