Mọi người giúp mình làm bài thu hoạch này với :(( Đề: Nêu cảm nhận của em về di tích Bạch Đằng, Thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh

By Camila

Mọi người giúp mình làm bài thu hoạch này với :((
Đề: Nêu cảm nhận của em về di tích Bạch Đằng, Thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh

0 bình luận về “Mọi người giúp mình làm bài thu hoạch này với :(( Đề: Nêu cảm nhận của em về di tích Bạch Đằng, Thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh”

  1. “Sông Đằng một dải dài ghê
    Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông”

    Những câu thơ trên trong tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu đã đưa chúng ta đến với dòng sông Bạch Đằng – một dòng sông ở miền Bắc của nước ta gắn với biết bao trang sử vẻ vang của dân tộc. Cùng khám phá, tìm hiểu về dòng sông lịch sử này chắc hẳn sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị.

    Sông Bạch Đằng còn được nhân dân ta gọi với nhiều cái tên khác như sông Rừng, sông Vân Cừ. Sông Bạch Đằng nằm trong hệ thống sông Thái Bình, chảy giữa thị xã Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên của tỉnh Hải Phòng. Sông Bạch Đằng có chiều dài khoảng 32 ki-lô-mét, khởi đầu là phà Rừng ở ranh giới của hai tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh và điểm cuối chính là cửa Nam Triệu của tỉnh Hải Phòng. Sông Bạch Đằng là một dòng sông mang trên mình vẻ đẹp vừa thơ mộng, trữ tình vừa hùng vĩ, bao la. Đặc biệt, sông Bạch Đằng chính là con đường thủy tốt nhất đi từ nam Trung Quốc vào Hà Nội (tức thành Thăng Long xưa). Thêm vào đó, trên dòng sông này, các tàu thuyền có trọng tải từ 300 đến 400 tấn có thể lưu thông, vận tải suốt cả hai mùa.

    Không chỉ mang những nét riêng về đặc điểm tự nhiên, sông Bạch Đằng còn được biết đến là dòng sông của lịch sử, văn hóa và thơ ca. Sông Bạch Đằng là dòng sông của lịch sử, nó là nhân chứng cho biết bao trang sử vẻ vang và những trận đánh anh hùng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Có thể kể đến những chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng như trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán vào năm 938, trận Hoàng đế Lê Đại Hành đánh tan quân Tống vào năm 981 và mốc son năm 1288 với chiến thắng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Trải qua thời gian, sông Bạch Đằng vẫn mãi còn ghi dấu những chiến công vang dội, vẻ vang trong trang sử vàng của dân tộc. Để rồi cho đến ngày hôm nay, khi có dịp về lại dòng sông lịch sử ấy, chúng ta vẫn còn thấy in lại những dấu vết một thời. Đó là những ngôi làng với những đền thờ đã được nhân dân ta lập nên để ghi nhớ công ơn của các vị tướng: đình và đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Trần Hưng Đạo và còn có cả đền thờ bà cụ bán nước có công giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc… Hay như ở dưới chân núi Tràng, ở bãi sông Chanh, người ta vẫn còn có thể tìm thấy những cọc gỗ lim đầu vạt nhọn, cao đến ba, bốn mét và hiện nay, chúng đang được trưng bày ở Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam.

    Thêm vào đó, sông Bạch Đằng còn là dòng sông của thi ca và văn hóa dân tộc.Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm của các nhà thơ tên tuổi đã viết về dòng sông này như Nguyễn Trãi, Trần Minh Tông, Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Sưởng… và không thể thiếu đó chính là Trương Hán Siêu với tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” – tác phẩm ánh lên niềm tự hào trước những chiến công vang dội của dân tộc, của đất nước trên dòng sông lịch sử ấy.

    Tóm lại, sông Bạch Đằng là nhân chứng, là nơi lưu giữ mãi những trận đánh hào hùng, kiên cường, bất khuất trong trang sử vàng của dân tộc. Và có lẽ không quá lời khi nhà thơ Chế Lan Viên từng viết “Trăm con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”.

    Trả lời

Viết một bình luận