một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là $R_{1}$ =7,5Ω và CĐDĐ chạy qua đèn khi đó là 0,6A. Bóng đèn mắc nt vs 1 biến trở và chúng đc mắc vào

By Faith

một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là $R_{1}$ =7,5Ω và CĐDĐ chạy qua đèn khi đó là 0,6A. Bóng đèn mắc nt vs 1 biến trở và chúng đc mắc vào HĐT U=12V.
a) Phải điều chỉnh biến trở có trị số $R_{2}$ là bao nhiêu để đèn sáng bình thường.
b) Biến trở này có điện trở lớn nhất là $R_{b}$ =30Ω vs cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikêlin có điện trở suất 0,4. $10^{-6}$ Ωm và tiết diện S= 1$mm^{2}$. Tính chiều dài dây dẫn dùng làm biến trở này.

0 bình luận về “một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là $R_{1}$ =7,5Ω và CĐDĐ chạy qua đèn khi đó là 0,6A. Bóng đèn mắc nt vs 1 biến trở và chúng đc mắc vào”

  1. Đáp án:

          a.       $R_2 = 12,5 \Omega$
          b.       $l = 75m$

    Giải thích các bước giải:

     a. Khi đèn sáng bình thường thì điện trở của đèn là $R_đ = 7,5 \Omega$ và cường độ dòng điện chạy qua đèn là $I = 0,6A$ 

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn lúc đó là: 

        $U_đ = I_đ.R_đ = 7,5.0,6 = 4,5 (V)$ 

    Vì đèn mắc nối tiếp với biến trở nên ta có: 

       $I_2 = I_đ = 0,6 (A)$ 

       $U_2 + U_đ = U \to U_2 = U – U_đ = 12 – 4,5 = 7,5 (V)$ 

    Giá trị của biến trởkhi đó là: 

       $R_2 = \dfrac{U_2}{I_2} = \dfrac{7,5}{0,6} = 12,5 (\Omega)$ 

    b. Ta có: $R_b = \rho \dfrac{l}{S} \to l = \dfrac{R.S}{\rho}$ 

    Chiều dài dây làm biến trở là: 

       $l = \dfrac{30.1.10^{- 6}}{0,4.10^{- 6}} = 75 (m)$

    Trả lời

Viết một bình luận