Một người làm thí nghiệm thu được kết quả như sau: a) Dùng lụa cọ xát vào một thanh thủy tinh, thanh thủy tinh hút được các vụn giấy.

By Arya

Một người làm thí nghiệm thu được kết quả như sau:
a) Dùng lụa cọ xát vào một thanh thủy tinh, thanh thủy tinh hút được các vụn giấy.
b) Dùng lụa cọ xát vào một thanh nhựa, thanh nhựa không hút được các vụn giấy.
c) Dùng vải khô cọ xát vào một thanh nhựa, thanh nhựa hút được các vụn giấy.
Hãy giải thích các hiện tượng trên.

0 bình luận về “Một người làm thí nghiệm thu được kết quả như sau: a) Dùng lụa cọ xát vào một thanh thủy tinh, thanh thủy tinh hút được các vụn giấy.”

  1. Đáp án:

    a)Sau khi cọ xát với giấy khô, thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương( Vì thuỷ tinh dễ mất bớt electron).

    -Do đó : giấy khô nhiễm điện âm( Giấy khô đã nhận thêm electron.)

    b)Mảnh lụa bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.

    Ban đầu mảnh lụa và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh lụa phải nhiễm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh lụa sang thước nhựa.

     c)Ta có: Theo quy ước, thanh nhựa cọ xát với mảnh vải khô mang điện tích âm, mà mảnh vải hút thanh nhựa ⇒ mảnh vải mang điện tích dương ( vì hai vật mang điện tích khác loại thì hút nhau)

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     a. Dùng lụa cọ xát vào một thanh thủy tinh, thanh thủy tinh hút được các vụn giấy vì khi lụa cọ xát với thanh thủy tinh thì thủy tinh nhiễm điện dương và có khả năng hút các vật nhỏ khác ( giấy ).

     b. Dùng lụa cọ xát vào một thanh nhựa, thanh nhựa không hút được các vụn giấy vì khi thanh nhựa cọ xát với lụa thì thanh nhựa không bị nhiễm điện nên không thể hút các vật nhỏ khác ( giấy ).

    c. Dùng vải khô cọ xát vào một thanh nhựa, thanh nhựa hút được các vụn giấy vì khi vải khô cọ xát với thanh nhựa thì thanh nhựa nhiễm điện âm và có khả năng hút các vật nhỏ khác ( giấy ).

    Trả lời

Viết một bình luận