Một quả cầu bằng sắt có thể tích 200cm3 được nhúng chìm trong nước a, Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật, biết trọng lượng riêng của nước là

By Kaylee

Một quả cầu bằng sắt có thể tích 200cm3 được nhúng chìm trong nước
a, Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
b, Nhấc quả cầu lên thả vào thủy ngân. Hỏi khi đó vật nổi hay chìm? Vì sao? Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật khi ấy, biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3 và trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3.

0 bình luận về “Một quả cầu bằng sắt có thể tích 200cm3 được nhúng chìm trong nước a, Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật, biết trọng lượng riêng của nước là”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     V = 200$cm^3$ = $2.10^{-4}m^3$ 

    a. Lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật là: 

    $F_A = V.d_{nước} = 2.10^{-4}.10000$ = 2N 

    b. Vì $d_{thép} < d_{thuỷ ngân}$ nên quả cầu nổi trong thủy ngân. 

    Trọng lượng của vật là: 

    $P = d_{thép}.V = 78000.2.10^{-4}$ = 15,6N 

    Khi vật nằm yên lặng trong thuỷ ngân thì: 

    $F_A’= P$ = 15,6N nên lực đẩy ác si mét lúc này là 15,6N

    Trả lời
  2. Đáp án:

    a. 2N

    b. Vật nổi.  15,6N

    Giải thích các bước giải:

    a. Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên quả cầu là:

    \[{F_A} = {d_n}V = {10000.200.10^{ – 6}} = 2N\]

    b. Ta có:
    \[\begin{array}{l}
    {F_A} = {d_{Hg}}.V = {136000.200.10^{ – 6}} = 27,2N\\
    P = {d_v}.V = {78000.200.10^{ – 6}} = 15,6N
    \end{array}\]

    Vì \({F_A} > P\) nên vật nổi.

    Lực đẩy Ác si mêt tác dụng lên vật lúc này bằng với trọng lượng của vật:

    \[{F_{{A_v}}} = P = 15,6N\]

     

    Trả lời

Viết một bình luận