Nêu các thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL. Giải thích tại sao vùng lại có những thế mạnh đó?

By Parker

Nêu các thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL. Giải thích
tại sao vùng lại có những thế mạnh đó?

0 bình luận về “Nêu các thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL. Giải thích tại sao vùng lại có những thế mạnh đó?”

  1. Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất nông nghiệp:
    – Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
    – Khí hậu: cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
    – Nước: tương đối dồi dào của hệ thống sông rạch dày đặc, thuận lợi làm thủy lợi. Diện tích mặt nước rộng lớn (nội địa và ven biển), thích hợp để nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ và mặn).
    – Nguồn lợi thủy sản: phong phú của các vùng biển (tây nam, đông nam) và của sông Mê Công.

    Trả lời
  2. DBSCL có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

    + Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang.

    + Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

    + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

    + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

    + Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết…

    + Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

    + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

    Trả lời

Viết một bình luận