Nêu đặc điểm của bộ thú huyệt , bộ thú túi , bộ dơi , bộ cá voi , bộ ăn sâu bọ , bộ gắm nhấm , bộ ăn thịt , bộ móng guốc và bộ linh trưởng

By Autumn

Nêu đặc điểm của bộ thú huyệt , bộ thú túi , bộ dơi , bộ cá voi , bộ ăn sâu bọ , bộ gắm nhấm , bộ ăn thịt , bộ móng guốc và bộ linh trưởng

0 bình luận về “Nêu đặc điểm của bộ thú huyệt , bộ thú túi , bộ dơi , bộ cá voi , bộ ăn sâu bọ , bộ gắm nhấm , bộ ăn thịt , bộ móng guốc và bộ linh trưởng”

  1. Bộ THÚ HUYỆT

    Đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương , có mỏ giông mỏ vịt, sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn, đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

    BỘ THÚ TÚI

    Đại diện là kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương cao tới 2m. có chi sau lớn khoẻ, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chi lớn bằng hạt đậu, dài khoáng 3cm không thê tự bú mẹ. sống trong túi da ở bụng thú mẹ. Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con

    BỘ DƠI

    Đặc điểm : Chi trước biến đổi thành cánh da. Cánh da là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với minh, chi sau và đuôi. Đuôi ngắn. Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi quả).

    BỘ CÁ VOI

    Đặc điểm : Cơ thế hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mà dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiểu dọc.
    Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo , song vẫn được nâng đỡ bời các xương chi như ở động vật có xương sống ở cạn, có xương cánh tay và xương ống tay ngắn , các xương ngón tay lại rất dài , chi sau tiêu giảm. Cá voi sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa. Cá voi sống chủ yếu ò biển ôn đới và biển lạnh.

    BỘ ĂN SÂU BỌ

    Đặc điểm : Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3,4 mấu nhọn Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ơ trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

    BỘ GẶM NHẤM

    Đặc điểm : Bộ thú có sổ lượng loài lớn nhất, có bộ răng thích nghi với chế độ gậm nhâm. thiếu răng nanh, răng cửa Tất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

    BỘ ĂN THỊT

    Đặc điểm : Bộ thú có bộ răng thích nghi với chê độ ăn thịt: răng cứa ngắn, sắc đế róc xương, răng nanh lớn, dài. nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi. Các ngón chần có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm, khi di chuyến chi có các ngón chân tiếp xúc với đát. nén khi đuôi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi để thịt cào xé con mồi .

    CÁC Bộ MÓNG GUỐC

    Đặc điểm : Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mồi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc. Thú móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

    Thú móng guốc gồm ba bộ :
    – Bộ Guốc chẵn : gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại’*)
    Đợi diện: Lợn. bò, hươu.
    – Bộ Guốc lẻ: gồm thuộc móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại. không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác có 3 ngón).
    Đại diện : Tê giác, ngựa.
    – Bộ Voi : Gồm thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhò, cỏ vòi, có ngà, da dày. thiếu lông, sống đàn. ăn thực vật không nhai lại.
    (*) Nhai lại : Tập tinh ợ thức ăn đã nhai lên miệng để nhai lại lần thứ hai.
    Đại diện : Voi.

    Bộ LINH TRƯỞNG

    Đặc điểm : Gồm những thú đi bằng hàn chân, thích nghi với đời sống ờ cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm. leo trèo : bàn tay. bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại. Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.

     

    Trả lời
  2. Bộ móng guốc: Trâu, bò, heo, ngựa, linh dương, hươu, tê giác , voi,lợn rừng , hươu sao.

    -Bộ ăn sâu bọ: Chuột chũi, nhím gai châu âu, chuột chù răng khía, chuột chù răng trắng, chuột chù răng đỏ, chuột chù núi cao, chuột chù Tây Ấn ( đã tuyệt chủng), chuột mũi vàng, chuột chù voi, chồn dơi

    -Bộ gặm nhầm: Chuột nhắt, chuột đồng, sóc, hải ly, chuột lang, chuột vàng, chuột hamster, chuột cống, chuột lang nước, sóc chuột

    -Bộ ăn thịt: Linh cẩu, báo, sư tử, mèo rừng, báo đen, cáo, hổ, chó sói, chó nhà, mèo nhà

    -Bộ dơi: Dơi bao đuôi đen, dơi bao xám, dơi lá đuôi, dơi mũi lá, dơi lá nâu, dơi lá quạt, dơi rẻ quạt, dơi Sa Đen, dơi tai dài, dơi ma bắc.

    -Bộ cá voi: Cá voi xanh, cá voi lưng gù, cá voi sát thủ, cá voi xanh, cá voi đầu bò, cá nhà táng, cá voi đầu cong, cá voi lưng xám, cá voi Sei, cá voi xám , cá voi Minke.

    -Bộ thú huyệt: Thú mỏ vịt ( còn lại mình chịu )

    -Bộ thú túi: Gấu túi, căng-gu-ru, sóc bay,….

    Trả lời

Viết một bình luận

Bí kíp giúp ba mẹ không biết tiếng Anh vẫn có thể dạy con học Tìm hiểu thêm