Nêu đặc điểm, khái niệm và ứng dụng của mối ghép cố định và mối ghép không tháo được,cần gấp lắm mn nhanh nhé

By Melody

Nêu đặc điểm, khái niệm và ứng dụng của mối ghép cố định và mối ghép không tháo được,cần gấp lắm mn nhanh nhé

0 bình luận về “Nêu đặc điểm, khái niệm và ứng dụng của mối ghép cố định và mối ghép không tháo được,cần gấp lắm mn nhanh nhé”

  1. * Mối ghép cố định

    Khái niệm mối ghép cố định: 

    + Mối ghép cố định là mối ghép các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

    Đặc điểm của mối ghép cố định: Gồm 2 loại

    +Mối ghép tháo được : khi tháo rời các chi tiết còn dạng nguyên vẹn dùng được.

    +Mối ghép không tháo được: không tháo được nếu tháo  không còn nguyên vẹn.

    Ứng dụng của mối ghép cố định: 

    + Mối ghép tháo được như ghép bằng víp, ren, then chốt,… ghép nhiều chi tiết đơn giản thành kết cấu phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế tạo, lắp ráp, sửa chữa.

    + Mối ghép không tháo được như hàn, đinh tán,… được sử dụng nhiều trong sản xuất, đời sống.

    * Mối ghép không tháo được

    – Khái niệm :Là mối ghép không tháo được nếu tháo không còn nguyên vẹn. Mối ghép này bao gồm: mối ghép bằng đinh tán, mối ghép hàn.

    – Đặc điểm và ứng dụng:

    Mối ghép bằng đinh tán được sửa dụng khi:

    + Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.

    + Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao

    + Mối ghép phải chịu lực lớn hoặc chấn động mạnh.

    + Ứng dụng: kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình.

    Mối ghép bằng hàn:

    + Đăc điểm: hình thành trong thời gian ngắn, tiết kiệm được vật liệu, giảm giá thành. Tuy nhiên mối hàn dễ bị nứt, giòn, chịu lực kém.

    + Ứng dụng: tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy, ứng dụng trong công nghệ điện tử.

    Trả lời
  2. I. Mối ghép cố định

       Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

       Mối ghép cố định gồm hai loại:

       – Mối ghép không tháo được là muốn tháo rời buộc phải phá hỏng mối ghép.

       – Mối ghép tháo được là có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn.

    II. Mối ghép không tháo được

    1. Mối ghép bằng đinh tán

    a) Cấu tạo mối ghép

       Cấu tạo mối ghép:

       – Gồm hai chi tiết được ghép và đinh tán (Chi tiết ghép).

       – Chi tiết được ghép thường ở dạng tấm.

       – Đinh tán: Là chi tiết hình trụ một đầu có mũ đã được làm sẵn (Hình chỏm cầu hay hình nón cụt).

    b) Đặc điểm và ứng dụng

       Mối ghép đinh tán thường được dùng khi:

       – Vật liệu ghép không hàn được hoặc khó hàn.

       – Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao (Như nồi hơi …).

       – Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.

       Ứng dụng: Được dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình …

    2. Mối ghép bằng hàn

    a) Khái niệm

       Là mối hàn không tháo được, khi hàn người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau, hoặc được kết dính với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác như thiếc hàn.

       Tùy theo trạng thái nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc ta có:

       – Hàn nóng chảy: Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái chảy.

       – Hàn áp lực: Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo sau đó dùng lực ép chúng kết dính lại với nhau.

       – Hàn thiếc (Hàn mềm): Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nòng chảy làm dính kết kim loại với nhau.

    b) Đặc điểm và ứng dụng

       So với mối ghép bằng đinh tán thì mối ghép hàn được hình thành trong thời gian ngắn hơn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít) nhưng có nhược điểm là dễ bị nứt, giòn và chịu lực kém.

       Mối ghép hàn dùng để tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử.

    Trả lời

Viết một bình luận