Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chiết cành và phương pháp ghép cành ( nghề lớp 11)

By Jasmine

Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chiết cành và phương pháp ghép cành ( nghề lớp 11)

0 bình luận về “Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chiết cành và phương pháp ghép cành ( nghề lớp 11)”

  1. * Giống: đều lấy bộ phận trên cây rồi đem găm xuống đất

    * Khác: 

    – Chiết cành là làm cho ra rễ ngay trên cây rồi mới đem trồng thành cây mới

    – Ghép cành là dùng một bộ phận dinh dưỡng, mắt ghép, chồi ghép hoặc cành ghép của một cây gắn vào một cây khác ( gốc ghép ) cho tiếp tục phát triển

     

    Trả lời
  2. * Giống nhau : 

    – Cây con tạo ra có đặc điểm giống cây mẹ 

    – Đây là hình thức sinh sản vô tính dựa trên cơ sở là nguyên phân 

    * Khác nhau :

    1, Chiết cành :

     + Khái niêm: làm cho ra rễ ngay trên cây rồi mới đem trồng thành cây mới

     +Kỹ thuật chiết

    Bước 1. Khoanh vỏ:

    Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh.

    Dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào tượng tầng, dùng giẻ lau sạch vết cắt.

    Bước 2. Chuẩn bị hỗn hợp bó bầu:

    Cùng với việc chọn cành, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…

    Bước 3. Chiết cành

    Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau.

    2. Ghép cành:

    + Khái niệm :  là dùng một bộ phận dinh dưỡng,mắt ghép,chồi ghép hoặc cành ghép của một cây gắn vào một cây khác cho tiếp tục phát triển

    + Cách thực hiện ghép cành:

    Bước 1: Chọn và cắt cành ghép

    – Chọn cành bánh tẻ, có lá, mầm ngủ to, không sâu bệnh. Đường kính của cành ghép phải tương đương với gốc ghép.

    – Cắt vát đầu gốc của cành ghép (có 2 – 3 mầm ngủ) một vết dài từ 1,5 – 2cm.

     Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép

    – Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm.

    + Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép.

    + Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.

     Bước 3: Ghép đoạn cành

    – Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau.

    – Buộc dây ni lông cố định vết ghép.

    – Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.

    Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép

    – Sau khi ghép từ 30 – 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.

    Trả lời

Viết một bình luận