Nêu hoàn cảnh sáng tác , bố cục và nội dung của từng phần , xuất xứ , thể loại , phương thức biểu đạt của các văn bản sau : 1) Khi con tu hú 2) Đi đườ

By Ivy

Nêu hoàn cảnh sáng tác , bố cục và nội dung của từng phần , xuất xứ , thể loại , phương thức biểu đạt của các văn bản sau :
1) Khi con tu hú
2) Đi đường
3) Tức cảnh Pác Bó
4) Ngắm trăng

0 bình luận về “Nêu hoàn cảnh sáng tác , bố cục và nội dung của từng phần , xuất xứ , thể loại , phương thức biểu đạt của các văn bản sau : 1) Khi con tu hú 2) Đi đườ”

  1. Cậu tham khảo nhé:>

    1/ KHI CON TU HÚ (TỐ HỮU)

    -Hoàn cảnh sáng tác:

    Bài thơ ” Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh khi tác giả bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ ( Huế) vào tháng 7 năm 1939. Hoàn cảnh ấy tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người thi sĩ cách mạng: Khi con tu hú kêu báo hiệu mùa hè thì người tù cách mạng đã hình dung ra cảnh đất trời cao rộng, sức sống tràn đầy ở bên ngoài, và chợt nhận ra mình đang bị nhốt ở nhà giam chật hẹp oi bức => khát vọng tự do càng mãnh liệt. 

    -Bố cục:

    +Phần 1 (6 câu đầu): Bức tranh mùa hè.

    + Phần 2 (4 câu cuối): Tâm trạng người tù, người chiến sĩ cách mạng.

    -Thể loại: thơ lục bát

    -Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

    2/ ĐI ĐƯỜNG (HỒ CHÍ MINH)

    -Hoàn cảnh sáng tác: là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây (Trung Quốc)

    -Bố cục: 4 phần khai-thừa-chuyển-hợp

    -Thể loại: nguyên văn: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

    Dịch thơ: lục bát

    -Phương thức biểu đạt: biểu cảm

    3/ TỨC CẢNH PÁC BÓ (HỒ CHÍ MINH)

    -Hoàn cảnh sáng tác: Bác viết vào tháng 2/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) khi trực tiếp lãnh đạo cách mạng, sống và làm việc tại hang Pác Bó trong hoàn cảnh hết sức gian khổ.

    -Bố cục: 2 phần

    +Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.

    +Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.

    -Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

    -Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

    4/ NGẮM TRĂNG (HỒ CHÍ MINH)

    -Hoàn cảnh sáng tác: nằm trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác.

    -Bố cục: 2 phần

    +Phần 1: (2 câu đầu): hoàn cảnh ngắm trăng.

    +Phần 2: (2 câu cuối): sự giao hòa của con người với thiên nhiên. 

    -Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

    -Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

    Chúc cậu học tốt, cho tớ 5 sao và ctlhn nha:>

    #Alex_Armanto_Siro :3

    #luckyteam

    Trả lời
  2. * Khi con tu hú:

    -Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào tháng 7/1939 khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ( Huế )

    -Bố cục: 2 phần

    + phần 1( 6 câu thơ đầu ): Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm tư người tù cách mạng

    + phần 2( 4 câu cuối ): Tâm trạng người tù cách mạng

    -Nội dụng: Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh bị giam cầm, tù đầy

    – Thể loại:  Thơ lục bát

    – Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với miêu tả

    * Đi đường:

    – Hoàn cảnh sáng tác:

    + Đi đường: là bài thơ thứ 30/133 bài thơ trích trong tập thơ” Nhật kí trong tù” , khi người bị bắt giam và giải đến các nhà lao thuộc tỉnh Quản Tây-Trung Quốc

    -Bố cục:

    + Đi đường( 4 phần ):

    Phần 1-  câu khai : Gợi tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi đường trên hành trình gian nan, khổ cực  ấy.

    Phần 2- câu thừa : Những sự khó khăn, gian khổ của người đi đường được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non  trùng điệp, vô cùng hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.

    Phần 3- câu chuyển : Khi đã vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.

    Phần 4- câu hợp :  đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm, hùng vĩ thu vào trong tầm mắt.

    -Nội dung: 

    + Đi đường: Bài thơ thể hiện một tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự lạc quan về tinh thần cách mạng.Đậm chất thép và tình cảm trong thơ Bác

    -Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt

    -Phương thức biểu đạt: biểu cảm+ miêu tả

    *Tức cảnh Pác Bó:

    Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2/1941,Nguyễn Ái Quốc sống và làm việc trong hang Pác Bó, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

    – Bố cục( 2 phần ):

    + Phần 1( 3 câu đầu ): nêu lên cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác tại Pác Bó

    + Phần 2( 1 câu cuối ): gợi lên cảm nghĩ của Bác trước cuộc đời cách mạng tại đây

    -Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, tư thế ung dung, tự làm chủ được hoàn cảnh trong điều kiện cách mạng gian khổ. Niềm vui cách mạng, niềm vui khi được sống hòa hợp cùng với thiên nhiên. Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ những mang nhiều ý nghĩa

    – Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt

    – Phương thức biểu đạt: tự sự+miêu tả+biểu cảm

    *Ngắm trăng:

    – Hoàn cảnh sáng tác: trích trong tập thơ”Nhật khí trong tù”( gồm có 133 bài thơ được viết bằng chữ Hán ), khi Người bị bắt giam và giải tới nhà lao của tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc

    – Bố cục: 2 phần 

    + Phần 1( 2 câu đầu ): nêu lên hoàn cảnh ngắm trăng 

    + Phần 2( 2 câu cuối ): sự kết hợp của con người cùng với tự nhiên

    – Nội dung: Bài thơ đã nêu lên dược tình yêu thiên nhiên  tha thiết của người tù, phong thái ung dung, tự tại, sức mạnh tinh thần to lớn.

    – Thể loại: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    – Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự

    Trả lời

Viết một bình luận