Nêu những hạn chế trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu TK XIX? Mng giúp em với ạ, em cần gấp để ôn thi, nếu được thì gạch đầu dòng từng c

By Ivy

Nêu những hạn chế trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu TK XIX?
Mng giúp em với ạ, em cần gấp để ôn thi, nếu được thì gạch đầu dòng từng câu trả lời dùm em nha!

0 bình luận về “Nêu những hạn chế trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu TK XIX? Mng giúp em với ạ, em cần gấp để ôn thi, nếu được thì gạch đầu dòng từng c”

  1. * Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.

    – Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

    – Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.

    – Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực

    – Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, ổn định tình hình đất nước, song hiệu quả chưa cao.

    * Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ.Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

    – Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn thi hành nhiều chính sách sai lầm như:

    + Kìm hãm sự phát triển của ngoại thương.

    + Chính sách ngoại giao hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.

    + Chính sách cấm đạo khắt khe,…

    => Vì vậy, không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.
    Phần in đậm là ghi cho hiểu thôi nha bạn ( bạn ghi cũng đc k ghi cx đc nha)

    Trả lời
  2.  Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
    – Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

    Trả lời

Viết một bình luận