Nêu tính chất hóa học của kim loại. Viết P. T. P. Ư

By Parker

Nêu tính chất hóa học của kim loại. Viết P. T. P. Ư

0 bình luận về “Nêu tính chất hóa học của kim loại. Viết P. T. P. Ư”

  1. Tác dụng với oxi (trừ KL Au,Ag,Pt)

    PTPƯ : 3Fe+2O2 → Fe3O4

    Tác dụng với phi kim

    PTPƯ Cu + Cl2 → CuCl2

    Tác dụng với axit

    Fe+2HCl → FeCl2 + H2

    Tác dụng với muối

    Fe + CuSO4 → Fe + CuSO4

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Tác dụng của kim loại:

    – Tác dụng với phi kim: hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag…) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit.

    PTHH: Kim loại + $O_{2}$ → Oxit

    – Tác dụng với phi kim khác (Cl, S,…): Nhiều kim loại tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao tạo thành muối.

    PTHH: Kim loại + Phi kim → Muối

    – Tác dụng với dung dịch axit: Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl,…) tạo thành muối và $H_{2}$ 

    PTHH: Kim loại + Axit → Muối + $H_{2}$

    – Tác dụng với dung dịch muối: Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, Ba, K… vì kim loại kiềm, kiềm thổ tan trong nước ở điều kiện thường) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối và kim loại mới. 
    PTHH: Kim loại + Muối → Kim loại mới + Muối

    – Tác dụng với nước: 

    + Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba,… tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazo.

    PTHH: Kim loại + $H_{2}$O → Bazo

    Kim loại trung bình mạnh như Mg tan rất chậm trong nước nóng.

    + Một số kim loại trung bình Mg, Al, Zn, Fe… phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hidro.

    PTHH: Kim loại + $H_{2}$O $_{hơi}$ → Oxit kim loại + $H_{2}$

    Trả lời

Viết một bình luận