Những câu chuyện hay nhất của vua Minh Mạng??

By Madelyn

Những câu chuyện hay nhất của vua Minh Mạng??

0 bình luận về “Những câu chuyện hay nhất của vua Minh Mạng??”

  1. 1. Câu chuyện về báu vật quả tim lửa của vua Minh Mạng:

    Quả tim lửa từng được vua Minh Mạng ban là linh hồn của ngôi cổ tự Tam Thai. Qua thời gian, nó trở thành báu vật vô giá. Chính điều này khiến vị trụ trì ngôi cổ tự vô cùng lo lắng, bởi, kẻ trộm từng không ít lần “viếng thăm”, khoắng đi nhiều cổ vật. Thâm tâm vị hoà thượng trụ trì luôn lo sợ, một ngày nào đó khi thức giấc, sẽ không còn nhìn thấy báu vật này nữa…

    2. Câu chuyện về bí ẩn hầm cất giấu bạc của vua Minh Mạng:

    Khi đến tham quan lăng Vua Minh Mạng, trò chuyện với một số bậc cao niên người địa phương, chúng tôi tình cờ biết được thông tin thuộc vào dạng thâm cung bí sử kia. Tưởng rằng đấy chỉ là giai thoại, là đồn đại của nhân gian, ai ngờ vào cuộc mới rõ thông tin kho báu bí mật dưới lòng đất Đại Nội là chuyện có thật!

    Ngày 3/2/1820, Vua Gia Long – vị vua sáng lập triều Nguyễn cưỡi rồng chầu trời (thọ 58 tuổi). Theo di chiếu của Vua Gia Long, triều thần tôn hoàng thái tử thứ 4 làm thiên tử, tức Vua Minh Mạng. Sinh ngày 25/5/1791, tên húy của Vua Minh Mạng là Nguyễn Phúc Đảm, tước hiệu Tăng Duệ Hoàng Thái tử. Ngày 20/1/1841, sau 21 năm trị vì, Vua Minh Mạng băng hà, thọ 50 tuổi. Vì không nghĩ mình sớm qua đời nên Vua Minh Mạng không chú trọng việc xây lăng tẩm cho mình…

    Trả lời
  2. Tiếng trống chầu trong Đại Nội   

    Vua Minh Mạng khi đang làm việc hoặc đọc sách phải tuyệt đối im lặng để tập trung tư tưởng. Buổi đó, nhà vua đang đọc sách ở Thái Bình Lâu, trong đêm khuya, bỗng nghe có tiếng trống chầu vang dội.

    Không biết lý do gì, ông liền sắc hỏi. Thì ra đó là tiếng trống phát ra từ địa điểm các Hoàng Tử Miên Thẩm, Miên trinh đang ở. Các Hoàng Tử này họp nhau lại tổ chức diễn tuồng trong đêm mà không xin phép trước.

    Sáng hôm sau, Phủ Tôn Nhơn dâng phiến, Minh Mạng phê:
    – Khởi cổ ở trong thành mà không xin phép. Miên Thẩm phải phạt bổng hai năm, và phải đóng cửa 3 tháng luôn, không được dự triều hạ.

    Từ ngày đó, Miên Thẩm ( tức Tùng Thiện Vương sau này) không dám diễn tuồng nữa. Các bản tuồng sáng tác đều đem ra đốt hết. May mắn cho Miên Trinh, dù có tham dự trong tay trống chầu, nhưng khỏi bị phạt, vì trưởng ban tổ chức là Miên Thẩm.

    Giấc mơ hoàng tử Đảm   

    Khoa Kỷ Mão năm Gia Long thứ 18 (1819), Minh Mạng, lúc ấy còn là Đông Cung Thái Tử, ra hồ Tĩnh Tâm chơi, tinh thần mệt mỏi, Thái Tử bèn nằm trên võng thiu thiu ngủ.

    Bỗng một người học trò, tự xưng là học giả Lam Sơn đến hầu. Thái Tử thấy người học trò, đầu đội mũ cỏ, tay cầm câi gậy nhọn xiên qua bên mặt trời; tự nhiên mặt trời đùn đùn lên một đám mây đen sì, rồi tối sằm lại. Người học trò giơ gậy lên vẫy thì đám mây đen tan ngay, trời sáng bừng lên. Thái Tử về cung đưa chuyện nằm mộng hỏi thị thần.

    Quan Thái bộc đoán :
    “Người học giả đầu đội nón cỏ là học trò, tên y có chữ giả, thêm thảo dầu (mũ cỏ), là chữ Trứ. Chữ Trứ có nét phẩy cái sát qua chữ nhật, tức là cái gậy xiên qua mặt trời. Từ Lam Sơn lại, người ấy tất quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Đám mây đen đùn lên ở mặt trời là điểm sau này biên thùy có lọan. Người ấy cầm gậy vẩy, mà đám mây đen tan, là điềm người ấy sau này sẻ dẹp tan giặc. Vậy xin Điện Hạ nghiệm xem khoa này có ai tên là Trứ ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh thi đỗ không?

    Thái Tử nghe lời. Đến khi quan trường chấm xong đệ danh sách vào Bộ Duyệt, thấy tên Nguyễn Công Trứ đỗ Thủ Khoa, Thái Tử Đảm mừng là ứng vào điềm mộng, quốc gia để tuyển được nhân tài chân chính. Thế là khoa ấy các quan chấm trường đều được thuởng một cấp.

    -Sưu tầm

    Trả lời

Viết một bình luận