niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ đc thể hiện như thế nào ở khổ thơ cuối trong bài Nhớ Rừng

By Eva

niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ đc thể hiện như thế nào ở khổ thơ cuối trong bài Nhớ Rừng

0 bình luận về “niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ đc thể hiện như thế nào ở khổ thơ cuối trong bài Nhớ Rừng”

  1. @Meoss_

    * Niềm khao khát tự do mãnh liệt được thể hiện ở khổ thơ cuối trong bài Nhớ Rừng thật sâu sắc. Con hổ với tâm trạng bức xúc, không chấp nhận sự giam lỏng ở trong vương bách thú. Nó muốn được tự do, một khao khát đó luôn chảy mãnh liệt mà lại thiết tha trong lòng con hổ. Và qua đó, cũng nêu lên sự căm tức những hành động vô tâm, ác nghiệt mà con người đã làm với nó.

    Trả lời
  2. Thế Lữ là một trong những gương mặt xuất hiện sớm và nổi bật trong phong trào Thơ mới. Là người mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Thế Lữ không tránh khỏi tâm trạng u uất. Bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Thế Lữ khao khát một cái tôi được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống tự do. Tâm sự ấy, niềm khát khao ấy được ông kí thác vào lời con hổ ở vườn bách thú qua bài thơ Nhớ rừng.

         Trong bài thơ, Thế Lữ xây dựng một nhân vật trữ tình lãng mạn: con hổ. Toàn bộ cảm hứng lãng mạn của Thế Lữ dồn vào việc miêu tả tâm trạng của con hổ.

         Ban đầu là tâm trạng căm uất, ngao ngán:

                            Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt

                            Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

          Đó là nỗi uất hận của kẻ chiến bại nay sa cơ, bị rơi và cảnh sống giam cầm tù túng, phải chịu nỗi nhục nhằn vì bị tù hãm. Càng nghĩ chứa sơn lâm càng ngao ngán, nó đành buông xuôi bất lực nằm dài trông ngày tháng dần qua.

          Trong tâm trạng uất hận và chán ngán đó, cảnh vườn bách thú hiện ra mới tù túng, tầm thường và giả dối làm sao!

                            Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

                            Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng,

                            Len dưới nách những mô gò thấp kém;

                           Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,

                            Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

                             Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

            Cảnh sống ấy, đối với con hổ, sao mà đáng chán, đáng khinh và đáng ghét đến vậy!

          Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới mắt con hổ, phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bằng những tâm hồn lãng mạn. Và thái độ của con hổ, phải chăng chính là thối độ của họ đối với xã hội đương thời.

          Tư trong cảnh giam cầm tù hãm, con hổ nhớ tiếc da diết đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua.

                      Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

                       Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa

         Một cảnh tượng huy hoàng sống lại trong tâm trí con hổ. Nó sống tự do giữa giang sơn của mình chốn đại ngàn với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu và bí mật: gió gào ngàn, nguồn hét núi, “bóng âm thầm lá gai cỏ sắc”.

         Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra oai

                        Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.

                        Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

                        Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,

                       Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

                        Là khiến cho mọi vật đều im hơi

           Than ôi, cái mà nó tự do vùng vẫy, được tận hưởng cảnh sống khi thì thơ mộng đến diệu kì những đêm vàng bèn bờ suối… đứng uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca … tưng bừng khi thì mãnh liệt và dữ dội mưa chuyển bốn phương ngàn, lênh láng máu sau rừng, tất cả đã qua rồi, nay còn đâu? Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã khép lại trong một tiếng than đầy u uất:

                                              Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

             Nỗi đau và tâm trạng hoài vọng trong lòng con hổ, phải chống cũng chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của những người dân Việt Nam khi đó? Nhớ rừng đã chạm tới dây thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam mất nước, đang sống nô lệ! Càng nhớ tiếc da diết khôn nguôi quá khứ đẹp đầy kiêu hùng, con hổ càng khát khao trở lại rừng thiêng. Khát vọng đó mãnh liệt và cháy bỏng trong lòng nó:

                               Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!

                               Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị

                               Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

                               Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

                                Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

                               Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn,

                                Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

                                Hỡi cánh rừng ghế gớm của ta ơi!

            Bài thơ khép lại bằng một lời nhắn gửi tha thiết. Lời nhắn gửi đó cứ xoáy sâu vào tâm hồn người đọc, ám ảnh họ mãi. Khát vọng trở lại rừng xưa của con hể cũng chính là khát vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tộc.

              Lời con hổ trong vườn bách thú thể hiện tâm trạng bi kịch của con hổ hay cũng chính là nỗi niềm của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Họ thấy con hổ nhớ rừng chính là tiếng lòng của mình. Bài thơ đã nói hộ họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, thái độ chán ghét cái xã hội đương thời, nỗi nhớ tiếc quá khứ oai hùng, oanh liệt đầy tự hào của dân tộc, và cuối cùng là niềm khát khao tự do đến cháy bỏng. Vì thế, có thể coi Nhớ rừng là một áng thơ yêu nước. Khát vọng tự do và tâm sự yêu nước hoà quyện với vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, được hiểu hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc, đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho áng thơ bất tử này.

    họctốt*****

    Trả lời

Viết một bình luận