niềm mong ước của người cha đối với con trong Nói với con của Y Phương

By Eden

niềm mong ước của người cha đối với con trong Nói với con của Y Phương

0 bình luận về “niềm mong ước của người cha đối với con trong Nói với con của Y Phương”

  1. Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

    Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

    Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

    Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

    Trong mỗi gia đình, nếu mẹ là người giữ lửa, giữ sự ấm áp cho mái nhà thì cha là trụ cột của gia đình. Bề ngoài, cha thường nghiêm khắc nhưng ẩn chứa bên trong là cả một trái tim bao la, thương yêu các con hết mực. Cha dạy con những điều lớn lao trong cuộc sống, là bờ vai vững chắc để các con nương dựa. Có biết bao áng văn thơ viết về tình cảm cha con. Y Phương – nhà thơ dân tộc Tày cũng mang đến cho thi đàn một tiếng thơ giản dị, hồn nhiên mà không kém phẩn sâu sắc về tình cha con ấm áp qua bài thơ Nói với con.

    Tác phẩm dược viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. Đặc biệt, bài thơ không đưa ra những chân lí to tát mà là lời tâm sự chân thành của một người cha dành cho đứa con yêu quý, dạy con hãy biết yêu thương, quý trọng, phát huy truyền thống của quê hương. Qua đó, tình cảm cha con hiện lên thật ấm áp và cao cả biết bao.

    Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu một khung cảnh gia đình, quê hương thật đầm ấm, yên vui :

    Chân phải bước tới cha

    Chần trái bước tới mẹ

    Một bước chạm tiếng nói

    Hai bước tới tiếng cười

    Câu thơ được diễn đạt tự nhiên tái hiện không khí gia đình rộn rã tiếng cười. Đó là tiếng cười của con trẻ bi bô tập nói, chập chững tập đi ; là niềm hạnh phúc rạng ngời của mẹ cha khi thấy con mình dần khôn lớn. Trong bốn câu thợ, tác giả sử dụng bốn từ “bước”. Đó là bước chân của đứa con thơ đang tập đi, và đó cũng là bước chân của con đang dần bước vào cuộc đời rộng lớn. Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, người con được sống trong vòng tay ấm áp, dìu dắt của mẹ cha thì đến những vần thơ tiếp theo, đứa con ấy còn được nuôi dưỡng bởi cái nôi lớn hơn : cái nôi quê hương, “đồng mình” :

    Người đồng mình yêu lắm con ơi

    Đan lờ cài nan hoa

    Vách nhà ken cảu hát

    Rừng cho hoa

    Con đường cho những tấm lòng.

    “Người đồng mình ” – cách nói sao mà giản dị, gần gũi. Người cha muốn đứa con bé nhỏ hiểu về sự chân chất, mộc mạc của người dân quê mình. Đó là những con người cần cù, chăm chỉ làm lụng (“Đan lờ cài nan hoa”). Nhưng bên cạnh đó họ còn có một tâm hồn rộng mở, tràn đầy tinh thần lạc quan (“vách nhà ken câu hát”). Động từ “ken” được sử dụng thật tự nhiên thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người “đồng mình”. Hình ảnh giàu sức ẩn dụ “Con đường cho những tấm lòng” thể hiện cuộc sống gắn bó, thấm đượm tình yêu thương, san sẻ của đồng bào. Với lối nói mộc mạc, chất phác, người cha giúp con cảm nhận được không khí ấm áp, hạnh phúc, yêu thương, nồng đượm của gia đình, quê hương mà từ đó đứa con được sinh ra, nuôi dưỡng, trưởng thành.

    Trong mạch nguồn tâm sự, người cha còn cho con hiểu thêm về truyền thống đáng tự hào của “người đồng mình”, của quê hương, bản làng :

    Người đồng mình thương lắm con ơi

    Cao đo nỗi buồn

    Xa nuôi chí lớn

    Nhà thơ đã đưa vào thi phẩm cách đo đếm của người dân quê mình khiến cho lời thơ mang đậm phong vị dân tộc, giản dị mà sâu sắc biết bao : “Cao đo nôi buồn – Xa nuôi chí lớn”. Tác giả lấy khoảng cách cụ thể (cao, xa) để đo những đại lượng vô hình (nỗi buồn, chí lớn) từ đó người cha muốn con hiểu rằng : người đồng mình sống thật sâu sắc và có ý chí, nghị lực mạnh mẽ ; người đồng mình có một trái tim ấm áp và một nghị lực phi thường. Từ đó, người cha muốn hướng người con đến vấn đề sâu xa hơn – vấn đề lẽ sống :

    Sông trên đá không chê đá gập ghềnh

    Sống trong thung không chê thung nghèo đói

    Sống như sông như suối

    Lên thác xuống ghềnh

    Không lo cực nhọc

    Y Phương không phải là nhà thơ duy nhất đưa lẽ sống vào thơ. Đã có biết bao nhà thơ, nghệ sĩ viết về vấn đề này. Nhà thơ Tố Hữu đã viết vể lẽ sống “cho – nhận” ở đời (“Sông là cho đâu chi nhận riêng mình”); nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua ca từ đã đề cập đến lẽ sống yêu thương (“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”) Đó đều là những lẽ sống cao thượng, đẹp đẽ. Nhà thơ dân tộc Tày Y Phương qua cách nói “thô sơ” mà sâu sắc ý tình đã đem đến bài học : sống phải có nghị lực. Ông xây dựng nên một loạt các hình ảnh gợi sự khó khăn, vất vả : “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” nhưng dường như cuộc sống càng khó khăn bao nhiêu thì con người càng phải vươn lên không ngừng, đấu tranh vượt qua nó. Cụm từ “không chẽ” được lặp lại hai lần nhằm khẳng định ý chí mạnh mẽ của con người. Người cha muốn dạy con lẽ sống có ý chí mạnh mẽ : “Sống như sông như suối – Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc”. Đây thực sự là điều cần thiết cho mỗi con người khi bước chân vào đường đời lắm chông gai, nhọc nhằn bởi lẽ “đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).

    Người cha không chỉ đưa ra một lẽ sống mà ông còn chứng minh ý chí, nghị lực đã trở thành truyền thống của “người đồng mình” :

    Người đồng mình thô sơ da thịt

    Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

    Ngựời đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

    Còn quê hương thì làm phong tục

    Sự giản đơn bề ngoài “thô sơ da thịt” như càng làm tăng thêm sức mạnh niềm tin, ý chí bên trong mỗi con người. Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi) vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người cha muốn nói với con : chính người dân quê mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương giàu đẹp. Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào, kiêu hãnh. Cha đã nhắc nhở, chỉ dạy cho con về phẩm chất, phong tục, truyền thống cao quý của quê hương mình. Đố là tình yêu thiêng liêng cần có trong bản thân mỗi người.

    Bài thơ khép lại bằng âm hưởng của một lời nhắn nhủ trìu mến với bao niềm hi vọng của cha đặt vào đứa con yêu :

    Con ơi tuy thô sơ da thịt

    Lên đường

    Không bao giờ nhỏ bé được

    Nghe con

    Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường” có một thứ quý giá hơn mọi thứ trên đời đó là ý chí, nghị lực, truyền thống của quê hương. Lời dặn ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương. Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con.

    Với lời thơ giản dị, tự nhiên, thấm đượm cảm xúc, bài thơ Nói với con thực sự là thi phẩm chứa chan ý nghĩa, mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc. Nó tựa như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang. Lời tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt cuộc đời và có lẽ sẽ mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ – bài học về niềm tin, nghị lực, ý chí vươn lên.

    xin hay nhất

    Trả lời
  2. Niềm mong ước của người cha đối với con của mình trong ” Nói với con ” Của Y Phương

    Dẩu làm sao thì cha cũng muốn 

    Sống trên đá không chê đá gập ghềnh ($1$)

    Sống trong thung không chê thung nghèo đói ($2$)

    Sống như sông như suối ($3$)

    Lên thác xuống ghềnh ($4$)

    Không lo cực nhọc 

    –> Qua câu thơ ta thấy người cha muốn con :

    + ($1$) , ($2$) dù cuộc sống có bếp bênh , gập ghềnh , nghèo khổ , thì phải chấp nhận , thủy chung với cuộc sống .

    + ($3$) Phải có ý chí , quyết tâm , phải có tâm hồn trong sáng , lương thiện , luôn tin vào cuộc sống tương lai của bản thân 

    + ($4$) Phải chịu nhiều vất vả , khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn phải thật kiên cường , dũng cảm 

    $->$ Qua đoạn thơ ta thấy người cha đang răng dạy , mong muốn con lúc nào cũng phải kiên cường , không được khuất phục trước số phận , khó khăn . Phải luôn thích nghi , thủy chung với cuộc sống thực tai dù nó có tồi tàng , gian khổ .

    @@@học tốt nhé !

    Trả lời

Viết một bình luận