Nứớc ta thuận lợi và khó khăn gì khi tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á ạ

By Hailey

Nứớc ta thuận lợi và khó khăn gì khi tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á ạ

0 bình luận về “Nứớc ta thuận lợi và khó khăn gì khi tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á ạ”

  1.  Thuận lợi:

    – Có điều kện tự nhiên thuận lợi ( gió mùa) giúp cho việc trồng trọt

    Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực tạo ra những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển, và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng.

    – Con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn

    – Cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông

    Khó khăn:

    – Thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế – xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp

    – Không gian sinh tồn ở đây nhỏ hẹp

    Trả lời
  2. Lợi thế về vị trí trung tâm của Đông Nam Á, nằm gần các trung tâm phát triển trong khu vực như Đông Á và Nam Á: Việt Nam có vị trí “bản lề” nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, là “cửa ngõ” ra biển của các nước Đông Nam Á lục địa và là cầu nối với các nước Đông Nam Á hải dương và các nước xung quanh Biển Đông. Về địa hình, Việt Nam có được những hải cảng thiên nhiên quan trọng dọc theo bờ bán đảo, những đồng bằng rộng lớn ven biển, kiểm soát được thủy đạo vào lục địa. Lợi thế vị trí và địa hình là thuận lợi cho giao thông và điều kiện thúc đẩy giao lưu và trao đổi trong khu vực. Việt Nam nắm giữ vị trí kiểm soát con đường lục địa xuyên Á nối châu Á với châu Âu; nằm trên hành lang mặt tiền của bán đảo Đông Dương; tạo ra trục liên kết Tây – Đông với Nam Á và trục liên kết Bắc – Nam với Đông Á nối liền lục địa Á – Âu và Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương; cùng với sự hình thành mạng lưới giao thông đường biển và đường hàng không, Việt Nam có được lợi thế trở thành địa điểm kết nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải dương. Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm gần các trung tâm phát triển lớn và năng động trong khu vực và trên thế giới là Đông Á và Nam Á với nhiều nước đóng vai trò là động lực tăng trưởng cho khu vực và thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… và đặc biệt là Trung Quốc, nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền và trên biển với Việt Nam.

    Khó khăn 

    Bất lợi về điều kiện tự nhiên như thiên tai: Thiên tai xuất hiện hàng năm gây nhiều ảnh hưởng xấu trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Do có vị trí chuyển đổi giữa lục địa và đại dương cùng với đường bờ biển dài, Việt Nam trở thành nước chịu ảnh hưởng trực tiếp, hứng chịu tác động tiêu cực của thiên tai từ biển đầu tiên và nặng nề nhất, là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng.

    Khả năng khai thác các lợi thế phục vụ phát triển còn hạn chế (đặc biệt trong phát triển kinh tế biển), năng lực cạnh tranh còn yếu kém: Năng lực cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam đều dựa trên những lợi thế tự nhiên sẵn có như vị trí địa lí. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã giúp các lợi thế tự nhiên này được bộc lộ và phát huy thông qua chính sách mở cửa và hội nhập; nhưng Việt Nam chưa khai thác được hết các tiềm năng sẵn có, chưa tận dụng được lợi thế để khai thác tiềm năng phát triển cũng như chưa tạo được các lợi thế mới. Việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn

    Trả lời

Viết một bình luận