ở lớp dưới, hãy kể những văn bản đã học giới thiệu về di tich lịch sử

By Remi

ở lớp dưới, hãy kể những văn bản đã học giới thiệu về di tich lịch sử

0 bình luận về “ở lớp dưới, hãy kể những văn bản đã học giới thiệu về di tich lịch sử”

  1. Ai đã từng đến Hạ Long – quê hương tôi, hắn sẽ không thể quên hình ảnh một ngọn núi đá vôi cao 100m nằm ở trung tâm thành phố, kề ngay bên vịnh Hạ Long xinh đẹp, nhìn xa trông như một toà lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức trường thành kiến cố. Một ngọn núi mộng mơ như đúng cái tên gọi của nó – Núi Bài Thơ.

    Núi Bài Thơ – ngọn núi đã quá đỗi thân quen với tôi cũng như bao người con miền biển, bởi đứng ở bất kì một tầng cao nào, ta cũng có thể thấy hình ảnh ngọn núi đứng sừng sững như một bức tượng đài giữa lòng thành phố mỏ, trải qua bao nhiêu năm, chứng kiến những đổi thay, núi Bài Thơ vẫn mang một vẻ đẹp lạ lùng, làm xao xuyến biết bao trái tim du khách, làm ngẩn ngơ những tâm hồn thi sĩ và khiến những người dân quê tôi xiết bao tự hào..

    Núi Bài Thơ là ngọn núi đá vôi được hình thành từ thế kỷ Đê vôn. Đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chĩa lên trời, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những làn đá tai mèo nhọn hoắt. Trong lòng núi có nhiều hang động ngầm, vách đá phủ đầy rêu trơn làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí. Đứng ở nhiều góc độ nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh. Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn. Tôi nghe bà tôi kể lại, ngày xưa lính gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng.

    Sau này, đến đời vua Lê Thánh Tông – cháu nội của Lê Lợi – đưa quân đi tuân ở vùng biển Đông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền Đăng, phía giáp với vịnh Hạ Long, để uống rượu ngâm thơ. Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà thơ – nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá mà đến giờ gió mưa vẫn chẳng thể làm phai nhoà.

    Hơi ngắn mong thông cảm

    Trả lời

Viết một bình luận